Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử mặc dù không gây hại cho môi trường nhưng nó tác động tới giấc ngủ và có nguy cơ gây bệnh. Khi chưa có ánh sáng quang học, con người phải phụ thuộc vào ánh sáng tự nhiên từ Mặt Trời. Nhưng khi nguồn ánh sáng nhân tạo tưởng chừng như vô hại này trở nên phổ biến thì sức khỏe của chúng ta đang bị đe dọa.
Việc sử dụng những thiết bị phát ra ánh sáng xanh mọi lúc mọi nơi rất có hại cho cơ thể. Khi chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm, đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi gây khó ngủ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch và béo phì.
Ánh sáng xanh là gì?
Không phải mọi loại ánh sáng có màu đều gây ra những ảnh hưởng trên. Bước sóng của ánh sáng xanh thực ra rất có lợi vào ban ngày bởi chúng giúp tăng cường khả tập trung, tốc độ phản ứng và tâm trạng của con người. Tuy nhiên, ánh sáng xanh lại không tốt cho sức khỏe khi tiếp xúc vào ban đêm. Sự phát triển không ngừng của các thiết bị điện tử màn hình cũng như đèn tiết kiệm điện năng khiến chúng ta tiếp xúc nhiều hơn với bước sóng của ánh sáng xanh, đặc biệt là vào ban đêm.
Sử dụng thiết bị điện tử chiếu sáng vào ban đêm rất có hại cho sức khỏe và thị lực của người dùng
Liên quan giữa ánh đèn và giấc ngủ
Đồng hồ sinh học của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên cơ chế này kéo dài khoảng 24 giờ. Đối với những người thức khuya, khoảng thời gian này dài hơn so với những người dậy sớm. Tiến sĩ Charles Czeisler của trường đại học Y Harvard cho biết, ánh sáng tự nhiên giúp nhịp điệu sinh học của con người hòa hợp hơn với môi trường sống.
Tiếp xúc ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có hại không?
Một vài nghiên cứu khuyến cáo rằng việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm có liên quan đến các loại bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch và béo phì. Mặc dù không chứng minh được ánh sáng xanh gây ra những căn bệnh trên hay liệu nó có hại cho chúng ta hay không, nhưng chúng là lý do ngăn chặn sự bài tiết Melatonin - một hóc môn điều tiết đồng hồ sinh học của cơ thể. Tiếp đó, các bằng chứng thí nghiệm sơ bộ cho thấy rằng thiếu hụt mức Melatonin là nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Các nhà nghiên cứu Harvard đã lập kế hoạch sinh hoạt thay đổi theo thời gian cho 10 người để giải thích sự liên quan tới bệnh tiểu đường và béo phì. Kết quả cho thấy lượng đường trong máu tăng lên khiến họ ở trong tình trạng tiền béo phì. Mức độ Leptin - hóc môn gây cảm giác no của những người này cũng giảm xuống.
Ngay cả ánh sáng lờ mờ cũng gây gián đoạn đến nhịp điệu sinh học và sự bài tiết Melatonin. Stephen Lockley, nghiên cứu sinh của đại học Harvard về giấc ngủ cho biết, chỉ với một lượng ánh sáng lớn hơn nguồn ánh sáng phát ra từ các loại đèn bàn và có công suất chiếu sáng khoảng gấp đôi so với đèn ngủ cũng tác động đến cơ chế sinh học này. Ánh sáng ban đêm cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người không ngủ đủ giấc.
Những nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra sự liên quan của việc thiếu ngủ đến nguy cơ gia tăng căn bệnh trầm cảm, các bệnh liên quan đến tim mạch và tiểu đường.
Tác hại của ánh sáng xanh đối với giấc ngủ
Mọi loại ánh sáng đều ảnh hưởng đến sự bài tiết hóc môn Melatonin, và chỉ với một lượng ánh sáng xanh nhỏ cũng có tác động rất lớn đến quá trình này. Các nhà nghiên cứu ở trường Harvard và đồng nghiệp của họ đã tiến hành một thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của giấc ngủ trong điều kiện với cùng một mức độ chiếu sáng của ánh sáng xanh và xanh lục trong 6 giờ 30 phút. Kết quả là, ánh sáng xanh thay đổi nhịp điệu sinh học của cơ thể (ánh sáng xanh 3 giờ so với ánh sáng xanh lục 1 giờ 30 phút) và ngăn chặn melatonin nhiều hơn gấp hai lần so với ánh sáng lục.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học của trường đại học Toronto so sánh mức Melatonin của những người tiếp xúc với ánh sáng xanh trong nhà (những người này đeo kính chống ánh sáng xanh) và những người tiếp xúc với ánh sáng nhẹ nhưng không mang kính bảo hộ. Kết quả cho thấy lượng hóc môn là như nhau ở cả hai nhóm người, từ đó củng cố thêm giả thuyết về việc ánh sáng xanh là nguyên nhân ức chế quá trình tổng hợp Melatonin. Do đó, những người làm việc ban đêm và những người hay thức khuya có thể bảo vệ đôi mắt của mình bằng cách đeo kính chống ánh sáng xanh. Những cặp kính có tròng màu cam ngăn chặn tất cả mọi loại ánh sáng có màu nên không phù hợp để sử dụng trong nhà vào buổi tối.
Con người tiếp xúc quá nhiều với màn hình của các thiết bị điện tử - nguồn phát ánh sáng xanh gây hại
Ánh sáng xanh từ đèn điôt phát quang (đèn LED)
Mặc dù ánh sáng xanh là mối nguy hại đối với sức khỏe con người, nhưng nó lại có ích trong các vấn đề môi trường và nhu cầu về đèn điện tiết kiệm năng lượng. Đèn huỳnh quang công suất nhỏ (đèn compact uốn xoăn) và đèn LED tiết kiệm năng lượng hơn đèn dây đốt nhưng chúng lại phát ra nhiều ánh sáng xanh hơn.
Về cơ bản, chúng ta không thể thay đổi nguyên lý của đèn huỳnh quang, nhưng chỉ cần thay đổi lớp phủ bên trong bóng đèn, ánh sáng phát ra sẽ dịu nhẹ hơn và không tán ra nhiều ánh sáng xanh. Mặc dù đèn LED cho hiệu năng tốt hơn các loại đèn huỳnh quang khác, song chúng sản sinh ra nhiều ánh sáng xanh hơn. Richard Hansler, nhà nghiên cứu ánh sáng của trường đại học John Carroll ở Cleveland cho rằng đèn sợi đốt cũng tạo ra ánh sáng xanh, nhưng lượng ánh sáng này thấp hơn hầu hết các bóng đèn huỳnh quang khác.
Bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với ánh sáng xanh
- Sử dụng ánh sáng đỏ và mờ vào buổi tối. Ánh sáng đỏ có ít năng lượng nhất nên sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế sinh học của cơ thể và quá trình tổng hợp Melatonin.
- Tránh nhìn vào màn hình điện tử 2 - 3 giờ trước khi ngủ.
- Khi phải sử dụng các thiết bị điện tử để làm việc vào buổi tối, hãy đeo kính chống ánh sáng xanh hoặc sử dụng ứng dụng lọc bước sóng ánh sáng xanh và ánh sáng xanh lục để tránh gây hại cho mắt.
- Tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên để giúp cơ thể ngủ ngon hơn, đồng thời cải thiện tâm trạng và sự tỉnh táo vào ban ngày.
Nguồn ảnh: Internet