Tháng 12/1996, Aly Barakat phát hiện ra một viên sỏi ở giữa sa mạc Ai Cập. Nhà địa chất người Ai Cập này sau đó nghiên cứu thủy tinh sa mạc Libya, một loại đá được sinh ra từ một sao chổi, hiện đang tồn tại ở Ai Cập ngày nay. Được đặt tên là Hypatia, viên đá đen này có niên đại hàng chục triệu năm. Theo tạp chí Icarus, được Le Parisien đăng lại hôm thứ Hai 16/5, mảnh vỡ nổi tiếng này đến từ vụ nổ của một ngôi sao siêu tân tinh loại Ia. Nó thậm chí sẽ là bằng chứng đầu tiên về hiện tượng cực kỳ hiếm này (mỗi thế kỷ chỉ xuất hiện 1 hoặc 2 lần ở mỗi thiên hà) trên Trái đất.
Loại siêu tân tinh này là một trong những sự kiện quyền lực nhất của vũ trụ. Vào tháng 5/2022, các nhà khoa học từ Đại học Johannesburg đã công bố những phát hiện mới từ nghiên cứu của họ trên tạp chí Icarus. Trước đó vào năm 2013, nhóm các nhà khoa học này xác định rằng viên đá có kích thước 3,5cm thực sự có nguồn gốc ngoài Trái đất. Công bố gần đây này đã làm sáng tỏ nguồn gốc của sự hình thành mảnh vỡ ngôi sao. Như Le Parisien giải thích, mảnh vỡ được sinh ra từ sự va chạm giữa hai ngôi sao có kích thước lớn bằng Mặt trời.
Sự va chạm của hai ngôi sao sau đó sẽ tạo ra một vụ nổ khổng lồ, có thể gieo các nguyên tử khí trong hệ mặt trời đang trong quá trình hình thành. Hỗn hợp của những nguyên tử này kết hợp với một đám mây bụi, hay "tinh vân", sau đó sẽ đông đặc lại thành đá trong hàng triệu năm. Hypatia có thể được sinh ra từ tác động vật thể này trộn lẫn bụi và các vật li ti khác trên Trái đất, trong trường hợp này là "biển cát lớn" ở khu vực biên giới phía Bắc của Sahara. Khối hỗn hợp có thể vỡ vụn thành "kim cương" khi gặp nhiệt. Nếu Hypatia thực sự được phát hiện cách đây hơn 20 năm thì những viên kim cương khác từ quá trình hình thành này cũng có thể được phát hiện ở khu vực thuộc phía Tây Ai Cập này.