Mặt trăng vốn dĩ là một “người hàng xóm dễ mến” của chúng ta bởi vẻ đẹp lung linh và khoảng cách gần gũi của nó đến trái đất. Tuy nhiên con người sẽ phải đối mặt với mối lo ngại lớn nếu mặt trăng biến mất.
Mặt trăng được hình thành một phần từ nguồn gốc của trái đất. Quá trình này bắt nguồn từ khi Trái đất mới chỉ là một tiểu hành tinh 30 triệu tuổi và bị bao phủ bởi nham thạch nóng chảy. Một thiên thể khổng lồ đã va chạm với trái đất, mang theo một số vật chất từ trái đất và bay vào vũ trụ. Sau đó, thiên thể này kết hợp với lớp đá dung nham nóng hình thành nên mặt trăng.
Về mặt địa chất, mặt trăng đã ngừng hoạt động vào khoảng một tỷ năm trước, nhưng nó vẫn có tác động không nhỏ đối với trái đất. Hãy cùng điểm qua một vài khả năng có thể xảy ra nếu mặt trăng rời bỏ quỹ đạo của mình hoặc không liên quan đến hành tinh của chúng ta ngay từ buổi sơ khai.
Vật thể va chạm với trái đất từ buổi sơ khai, được gọi là va chạm lớn (Great Impact)
Thủy triều dâng cao
Mặc dù ở rất xa trái đất nhưng mặt trăng lại có tác động đến thủy triều. Nếu mặt trăng biến mất, mực nước thủy triều sẽ cao bằng một phần ba so với hiện tại. Lực hút của mặt trời (bằng ½ lực hút của mặt trăng) khi đó sẽ chi phối chu kỳ thủy triều, khiến mực nước thay đổi. Độ cao của mực nước biển khi có sức hút của mặt trăng là sự “phồng” ra hai bên trái đất (hướng về và hướng xa ra vật thể hấp dẫn - điều này đồng nghĩa với việc nước ở hai cực của trái đất sẽ ít hơn so với lượng nước ở vùng xích đạo.) cũng sẽ bị thay đổi, nước biển sẽ phân bố cực kỳ không đều khắp trái đất do tác động của lực hấp dẫn mới (không có mặt trăng).
Chu kỳ quay của trái đất
Mặt trăng khiến trái đất quay chậm lại. Nếu mặt trăng biến mất, quỹ đạo của trái đất sẽ quay nhanh hơn, và chúng ta sẽ chỉ có 6 giờ cho mỗi ngày. Các trận gió nổi, bão táp sẽ ngày càng nhiều; sự tiến hóa của vạn vật trên trái đất sẽ bị đe dọa vì chỉ có vài tiếng một ngày để những sinh vật này phát triển. Hoặc tệ hơn, chúng sẽ không thể phát triển do không thích nghi được với chu kỳ mới của trái đất.
Sự quay quanh trục của trái đất
Mặt trăng thay đổi sự quay quanh trục của trái đất và ổn định độ nghiêng của trục quay ở khoảng 23 độ, giúp điều hòa các mùa và môi trường trong năm. Việc mặt trăng biến mất sẽ khiến trái đất thay đổi góc của trục quay. Nếu góc của trục trái đất nằm ở 90 độ hành tinh của chúng ta có thể gặp tình trạng tối vĩnh cửu, tức là một nửa của trái đất sẽ hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khi nửa còn lại sẽ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời toàn thời gian. Hoặc chúng ta sẽ phải sống 42 năm liên tiếp trong ánh sáng, sau đó là 42 năm liên tiếp trong bóng tối như sao Thiên Vương (Thiên Vương tinh có trục nghiêng là 97 độ).
Trục nghiêng của trái đất
Mặt trăng là thiên thể giúp mọi vật trên trái đất có cuộc sống cân bằng như hiện tại, và nó không phải là một tảng đá mà là một vật thể có mối quan hệ mật thiết với hành tinh của chúng ta.
Nguồn ảnh: Internet