Thủy ngân góp phần gây tuyệt chủng kỷ Trias, giết chết gần 3/4 số sinh vật trên hành tinh
Ảnh minh họa các nhà khoa học tìm hiểu thủy ngân được thải ra từ dung nham núi lửa
Kỷ Trias hay kỷ Tam Điệp là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 200 đến 251 triệu năm trước và kết thúc thời kỳ huy hoàng của nó sau 50 triệu năm. Đây là một sự kiện tuyệt chủng nghiêm trọng nhất trên Trái Đất. Các nhà khoa học cho rằng chính các yếu tố khắc nghiệt của môi trường như núi lửa phun trào, biến đổi khí hậu, tăng lượng khí CO2 trong không khí là nguyên nhân làm kỷ Trias biến mất. Hiện nay, giới khoa học đang dấy lên nghi ngờ cho rằng thủy ngân cũng góp phần vào sự kiện này.
Nhóm nghiên cứu cho rằng thủy ngân được giải phóng khi núi lửa hoạt động và được khuếch tán vào không khí. Sau một thời gian, thủy ngân tồn động trên mặt đất, trở thành tác nhân ngầm gây nguy cơ tuyệt chủng. Theo bằng chứng cho thấy hiện tượng này xảy ra 200 triệu năm trước, chúng phá hủy 40% sinh vật trên đất liền và 30% hệ sinh thái biển.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu các mẫu hóa thạch thực vật ở thời điểm ấy để chứng tỏ liệu thủy ngân thực sự gây tuyệt chủng hàng loạt sinh vật.
Họ tìm thấy bằng chứng về đột biến gen ở một loài dương xỉ và những tư liệu về độ thủy ngân trong các mẫu đất và mẫu nước biển thời cổ đại. Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thủy ngân không những làm chết, còn gây đột biến gen và kiềm hãm khả năng sinh sản của thực vật. Họ kết luận thủy ngân có thể là tác nhân chính đã chấm dứt kỷ Trias, ngoài ra còn liên quan đến hoạt động của núi lửa.
Nguồn ảnh: Internet