Chờ...

Ăn uống như thế nào để chữa khỏi viêm loét dạ dày?

VOH – Viêm loét dạ dày là tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa và đau bụng.

Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (HP). Ngoài thuốc, việc điều trị viêm loét dạ dày cũng phải kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống để loại bỏ sự kích thích của caffeine, rượu, hạt tiêu và thuốc men…

loet-da-day
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với điều trị viêm loét dạ dày - Ảnh: TVBS

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày ngoài việc điều trị bằng thuốc men ra, người bệnh nên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, protein chất lượng cao, vitamin U và hóa thực vật (tiếng Anh là phytochemical) trong chế độ ăn uống.

Omega-3

Có ba loại axit béo omega-3 chính là EPA, DHA và ALA. Một số tài liệu chỉ ra rằng, bổ sung một lượng EPA thích hợp có thể ức chế sự phát triển của helicobacter pylori và có thể ức chế hiệu quả sự xuất hiện của các vết loét. Bổ sung các axit béo thiết yếu thích hợp có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế tiết quá nhiều axit dạ dày và giảm bớt sự khó chịu.

Thực phẩm giàu omega-3 gồm: ngũ cốc nguyên hạt (chứa nhiều ALA) như: đậu ván trắng, đậu gạo, đậu pinto hay còn gọi là đậu cúc; các loại đậu, cá, trứng và thịt (chứa nhiều ALA) chẳng hạn như: đậu đen, đậu nành; các loại đậu, cá, trứng và thịt (chứa nhiều EPA + DHA) như: cá thu, cá ngừ, cá thu đao, cá hồi, lươn; dầu hạt (chứa nhiều ALA) ví dụ như: hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, hạt thông, dầu hạt cải.

Lượng khuyến nghị hàng ngày:  chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên tiêu thụ omega-3 quá 2.000 mg mỗi ngày.

Protein chất lượng cao

Một mặt, protein chất lượng cao có thể trung hòa axit dạ dày, mặt khác có thể cung cấp nguyên liệu giúp chữa lành vết thương. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên nạp quá nhiều protein chất lượng cao. Khi lượng protein dư thừa bị thủy phân thành polypeptide sẽ kích thích tiết axit dạ dày, từ đó sẽ kích thích vết thương và gây khó chịu hoặc đau đớn.

Thực phẩm giàu protein chất lượng cao bao rồm: các sản phẩm từ sữa như: sữa không béo, phô mai ít béo; ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như: đậu xanh, hạt kê, đậu lăng đỏ; đậu, trứng, cá và thịt như: đậu hũ, tàu hũ ky, trứng, cá ít béo, thịt nạc.

Lượng khuyến nghị hàng ngày: chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hấp thụ từ 1,0~1,2g protein chất lượng cao trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Vitamin U

Vitamin U có tác dụng chữa lành vết loét niêm mạc đường tiêu hóa và ngăn ngừa sự dày lên và xơ cứng của nội mạc động mạch nhỏ. Ngoài ra, vitamin U có thể làm tăng lượng chất nhầy trên bề mặt dạ dày, từ đó làm giảm tổn thương niêm mạc dạ dày. ·

Thực phẩm giàu vitamin U gồm: rau củ chẳng hạn như: bắp cải, cải thảo, cải bèo, bông cải hay súp lơ và măng tây.

Lượng khuyến nghị hàng ngày: chuyên gia dinh dưỡng cho biết hiện chưa có số lượng khuyến nghị cụ thể.

Hóa thực vật

Một số chất phytochemical (hóa thực vật) có thể ức chế sự phát triển của helicobacter pylori và cũng giúp chữa lành vết thương, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa proanthocyanidin, axit ellagic, allicin và sulforaphane.

Thực phẩm giàu chất phytochemical như: nho, việt quất, táo, nam việt quất và trà; dâu tây, quả mâm xôi hay phúc bồn tử và nam việt quất chứa nhiều axit ellagic; tỏi, tỏi tây (còn gọi là hành boa rô, hành ba rô) và hành lá giàu chất allicin; bông cải xanh, cải xoăn, cải bẹ xanh, bắp cải, cải thảo và củ su hào giàu chất sulforaphane.

Lượng khuyến nghị hàng ngày: chuyên gia dinh dưỡng cho biết hiện chưa có số lượng khuyến nghị cụ thể.