Tiêu điểm: Bệnh Sởi
Chờ...

Đừng ăn những loại trái cây này nếu bị nhiễm enterovirus!

VOH - Trẻ nhỏ bị nhiễm enterovirus có thể ăn gì? Những thực phẩm nào không được khuyến khích ăn khi bị nhiễm enterovirus?

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm enterovirus rất đa dạng. Nhiều người nhiễm enterovirus không có triệu chứng rõ ràng và chỉ có các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm lạnh thông thường.

Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ những điều cấm kỵ trong chế độ ăn uống khi bị nhiễm enterovirus để giúp mọi người nhanh chống phục hồi.

dung-an-loai-trai-cay-nay-neu-bi-nhiem-enterovirus
Không nên ăn những loại trái cây quá chua khi bị nhiễm enterovirus - Ảnh: TVBS

Có thể ăn gì nếu bị nhiễm enterovirus?

Lâm Thế Hàng, chuyên gia dinh dưỡng giau kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) chỉ ra rằng, các triệu chứng phổ biến của nhiễm enterovirus là ăn uống nuốt không nổi do bị lỡ miệng và đau họng.

Vì vậy, nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau họng khó nuốt khi ăn, mọi người có thể thử chọn những loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ ăn và dễ nuốt, kết hợp với hấp thụ nhiều protein và uống thật nhiều nước, giúp tăng cường khả năng phục hồi vết loét miệng và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Chuyên gia Lâm Thế Hàng khuyến nghị về chế độ ăn uống khi bị nhiễm enterovirus như sau:

1. Thực phẩm thiết yếu

Về cơ bản, mọi người có thể sử dụng bất kỳ thực phẩm thiết yếu nào đã nấu chín hoặc chế biến sẵn. Cố gắng tránh ăn ngũ cốc nguyên hạt hoặc thực phẩm cứng như các loại hạt dễ gây kích ứng cổ họng. Mọi người có thể ăn những thực phẩm dễ ăn như cháo, cơm, phở, bún, mì, khoai tây nghiền, khoai lang, bí đỏ…

2. Rau củ

Mọi người có thể loại bỏ chất xơ thô và thái nhỏ rau củ để dễ ăn, có thể chọn một số loại dưa chẳng hạn như: mướp, bí đao, dưa chuột…  và các loại rau lá non như rau dền, rau lang, rau muống… rau sẽ mềm hơn một chút khi xào hay luộc hoặc xay nhuyễn.

3. Trái cây

Chọn những loại trái cây mềm gọt bỏ vỏ và bỏ hạt, có thể làm nước ép hoặc xay sinh tố để dễ tiêu thụ, chẳng hạn như chuối, đu đủ, dưa hấu, nho, vải thiều và dưa lưới đều là những lựa chọn tốt. Tuy nhiên, không nên chọng những loại trái cây quá chua có tính axit quá cao như chanh, sẽ dễ gây kích ứng vết lỡ miệng, làm vết lỡ miệng lâu hồi phục.

4. Protein (đậu, cá, trứng và thịt)

Đối với thịt, mọi người có thể chọn loại thịt mềm và đã loại bỏ gân, đồng thời tránh xào hoặc chiên ngập dầu khi chế biến để thịt không bị quá cứng. Mọi người nên chọn trứng hấp, đậu hũ, cá, hàu, nghêu, huyết heo, thịt nạc bò, thịt heo và thịt gia cầm để hấp thụ protein.

5. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Mọi người có thể bắt đầu với những thực phẩm có hàm lượng lactose thấp như sữa chua và sữa chua. Nếu mọi người bị tiêu chảy hoặc khó chịu trong người thì không nên uống sữa và sử dụng các sản phẩm từ sữa.

6. Đồ ăn vặt

Chủ yếu là các loại đồ ăn dịu nhẹ và mát lạnh, vì đồ ăn mát lạnh có thể làm dịu cơn đau họng một chút, nhưng hãy lưu ý rằng ăn đá lạnh không thể chữa khỏi enterovirus. Vì vậy, mọi người vẫn cần gặp bác sĩ khi bị nhiễm enterovirus. Các đồ ăn vặt hoặc món tráng miệng có thể ăn bao gồm bánh pudding, bánh phô mai, tàu hũ nước đường hay còn gọi là đậu hũ nước đường, kem, thạch rau câu…

Những điều cấm kỵ trong chế độ ăn uống khi trẻ nhỏ bị nhiễm enterovirus

Chuyên gia dinh dưỡng Lâm Thế Hàng nhắc nhở rằng, trẻ nhỏ khi bị nhiễm enterovirus, điều đầu tiên mọi người nên cố gắng tránh cho chúng ăn uống những thực phẩm có thể gây kích ứng miệng và cổ họng.

Trong đó, nên tránh cho ăn những thực phẩm cay nóng, chiên xào, quá chua và quá nóng, đặc biệt không nên ép trẻ nhỏ ăn uống quá mức.

Mặt khác, mọi người nên cho trẻ nhỏ ăn thành nhiều bữa nhỏ để tăng dần cảm giác thèm ăn của chúng.