Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Dùng lượng bao nhiêu vitamin D sẽ giảm các bệnh tim mạch?

VOH - Vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Nhưng lượng vitamin D tối ưu có thể làm giảm nguy cơ gặp các biến cố tim mạch như đau tim, đột quỵ là bao nhiêu?

Tại phiên họp khoa học năm 2023 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, chế độ ăn uống được khuyến nghị hiện tại là không đủ để đạt được mức vitamin D tốt nhất.

Trong một thử nghiệm lâm sàng cho thấy, lượng vitamin D được khuyến nghị hiện nay trong chế độ ăn uống ở Mỹ là quá thấp cho những người mắc một số vấn đề về tim, nhưng cần bổ sung bao nhiêu vitamin D để có lợi cho tim?

Lượng vitamin D phù hợp với sức khỏe tim mạch không? Ảnh: Zorica Nastasic/Getty Images.

Lượng vitamin D tối ưu phù hợp sức khỏe tim mạch là bao nhiêu? - Ảnh minh họa: Zorica Nastasic/Getty Images.

Các nhà nghiên cứu tại Intermountain Health đang tiến hành một thử nghiệm lâm sàng mức vitamin D tối ưu có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và giai đoạn đầu của nghiên cứu đã hoàn tất. Trong giai đoạn tiếp theo của thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra xem mức vitamin D tối ưu có liên quan đến việc giảm nguy cơ bị các biến cố tim mạch như đau tim và đột quỵ hay không?

Tại sao chúng ta cần vitamin D cho sức khỏe tim mạch?

Vitamin D là một chất dinh dưỡng thiết yếu và góp phần vào chức năng của xương. Tuy nhiên, nghiên cứu đang được tiến hành xem cách mà vitamin D có thể tăng cường sức khỏe cho tim mạch.

Tiến sĩ Mary Greene, từ Khoa Tim mạch Manhattan ở New York, cho biết “Vitamin D ở mức nào đó có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose và độ nhạy insulin, có thể thúc đẩy chức năng nội mô trong mạch máu, có thể điều chỉnh huyết áp và cân bằng nội môi thể tích máu và có thể ức chế tình trạng viêm. Do những tác dụng này, vitamin D giúp điều chỉnh rối loạn chức năng cơ bản gây ra bệnh tim”.

“Tuy nhiên, các nghiên cứu, đến nay, cũng không chứng minh được liệu việc bổ sung Vitamin D có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ”, cô ấy nói thêm.

Tiến sĩ Cheng-Han Chen, lưu ý: “Thiếu vitamin D đã được ghi nhận là một yếu tố nguy cơ có thể xảy ra bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu tác dụng của việc bổ sung vitamin D vẫn chưa tìm thấy lợi ích rõ ràng trong việc ngăn ngừa các biến cố tim mạch”.

“Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận mối liên quan giữa mức Vitamin D thấp và việc tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ. Người ta đưa ra giả thuyết rằng các thụ thể Vitamin D trong các tế bào trên khắp hệ thống mạch máu có liên quan đến tình trạng viêm mạch máu, từ đó có thể thúc đẩy bệnh tim”, ông giải thích chi tiết.

Hiện tại, chế độ ăn uống được khuyến nghị đối với vitamin D là 600 đơn vị quốc tế (IU), hoặc khoảng 15 microgam (mcg), đối với người lớn dưới 70 tuổi và 800 IU, hoặc khoảng 20 mcg, đối với người lớn trên 70 tuổi.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm lâm sàng, mức khuyến nghị này có thể không đủ để mọi người đạt được nồng độ vitamin D trong máu thích hợp.

Bao nhiêu vitamin D là đủ?

Thử nghiệm lâm sàng này có tên là TARGET-D các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng 632 người tham gia. Tất cả những người tham gia này đều bị hội chứng mạch vành cấp tính, tức bị giảm lưu lượng máu đến tim (một người bị đau tim sẽ mắc hội chứng mạch vành cấp tính).

Sau đó, các nhà nghiên cứu chia những người tham gia thành hai nhóm: nhóm can thiệp vitamin D và nhóm được chăm sóc tiêu chuẩn. Ở nhóm can thiệp thay vì chỉ cung cấp liều vitamin D tiêu chuẩn, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ mức vitamin D cụ thể của người tham gia và cung cấp bổ sung khi cần thiết.

Qua phân tích, họ phát hiện ra rằng hầu hết những người tham gia đều cần bổ sung vitamin D để đạt được mức 40 nanogram/mililit (ng/mL) máu.

Khi xác định liều lượng cung cấp cho người tham gia để đạt được mức này, họ nhận thấy rằng 51% cần từ 5.000-8.000 IU, cao hơn nhiều so với mức cho phép được khuyến nghị. Ngoài ra, 14,6% người tham gia cần 10.000 IU trở lên để đạt được mức vitamin D tối ưu này.

Cũng cần có thời gian để người tham gia đạt được mức vitamin D là 40 ng/mL. Dưới 65% số người tham gia đạt được mức này sau ba tháng và 25% cần sáu tháng để đạt được mức đó. Kết quả chỉ ra rằng cần phải có liều vitamin D cao hơn để đạt được mức điều trị ở nhóm can thiệp này.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Heidi May, nhà dịch tễ học tim mạch của Intermountain Health, đã giải thích: “Thử nghiệm lâm sàng này nhằm đánh giá xem việc đạt được mức vitamin D trong máu> 40 ng/mL có làm giảm các biến cố về tim mạch hay không. Chúng tôi không ngạc nhiên khi rất nhiều bệnh nhân có mức thấp hơn hoặc bằng 40 ng/mL, nhưng cần bổ sung bao nhiêu vitamin D để đạt được mức này”.

Cần thử nghiệm bước tiếp theo

Phần đầu của thực nghiệm về mức độ vitamin D đã được hoàn thành. Nó chỉ ra rằng cần phải bổ sung vitamin D cao hơn để đạt được mức điều trị nhất định.

Phần tiếp theo của nghiên cứu sẽ giúp xác định xem việc đạt được mức vitamin D lớn hơn 40 ng/mL có giúp cải thiện kết quả bệnh tim mạch hay không? và cần bổ sung bao nhiêu vitamin D để đạt được mức này.

Nghiên cứu TARGET-D có số lượng người tham gia  hạn chế, vì vậy cần nghiên cứu tiếp trong tương lai. Một số người tham gia không thể tiếp tục thử nghiệm qua can thiệp bằng vitamin D, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Tiến sĩ May nói: “Nếu bước tiếp theo của TARGET-D cho thấy rằng việc đạt được mức vitamin D cao hơn 40 ng/mL giúp giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch bất lợi, thì các bác sĩ lâm sàng nên chủ động hơn trong việc kiểm tra và điều trị".

Các nguồn vitamin D tốt nhất trong thức ăn

Cơ thể sản xuất vitamin D khi da người tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mặc dù nó không có mặt tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm nhưng lượng vitamin D có nhiều trong dầu cá và một số loại nấm.

Theo Văn phòng Thực phẩm bổ sung (ODS), lợi ích chính của vitamin D là giúp xương, cơ và dây thần kinh của một người khỏe mạnh. Nó cũng góp phần vào một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Vitamin D có trong lòng đỏ trứng gà (thả vườn). Một số loại nấm cũng chứa vitamin D. Tuy nhiên, không có loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật nào khác tạo ra vitamin D.

Đối với những người có chế độ ăn chủ yếu là ăn chay hoặc thuần chay và đối với những người không hoặc không thể dành nhiều thời gian ở ngoài trời, khó mà có đủ vitamin D.

 
Bình luận