Mất ngủ sẽ khiến cho cơ thể suy nhược, tinh thần kém minh mẫn, dễ cáu gắt gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc, các mối quan hệ xã hội.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Mất ngủ hoặc không ngủ được xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, có thể là do bệnh lý hoặc yếu tố chủ quan xuất phát từ chính người bệnh. Dưới đây là nguyên nhân gây mất ngủ:
Tuổi tác
Người cao tuổi, phần lớn khi đã bắt đầu ngoài 40 tuổi. Lúc cơ thể bắt đầu ngừng sản xuất Melatonin - một dẫn chất hệ thần kinh để con người có thể ngủ được.
Khi đó, người cao tuổi bắt đầu có những triệu chứng mất ngủ mệt mỏi, khó ngủ hơn bình thường, ngủ muộn, dậy sớm...
Áp lực, căng thẳng, stress kéo dài
Một trong những nguyên nhân quan trọng và gặp nhiều nhân ở đối tượng người trẻ từ 16 - 30 tuổi hiện nay chính là do áp lực, tâm lý và stress kéo dài gây ra.
Căn nguyên chính là do công việc, cuộc sống, áp lực thi cử, học hành. Khi tình trạng này cứ kéo dài sẽ gây nên nhiều hệ lụy khác về hệ thần kinh, mất ngủ trầm trọng, trầm cảm, rối loạn nhân cách...
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Những thói quen hằng ngày cũng rất quan trọng đến giấc ngủ, ví dụ việc thường xuyên thức khuya, ăn quá no vào ban đêm, uống rượu bia, chất kích thích, sử dụng điện thoại quá lâu trước khi ngủ...
Những lý do này đều sẽ làm rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan. Thời gian đầu còn chịu được nhưng cứ liên tục diễn ra sẽ khiến người bệnh không thể ngủ được, thậm chí là mất ngủ hoàn toàn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Thay đổi nhịp sinh học
Trường hợp đi du lịch hoặc di chuyển đến một quốc gia khác không cùng múi giờ, di chuyển trên máy bay đi qua nhiều múi giờ hoặc giờ làm việc thay đổi sáng - tối thường xuyên cũng có thể dẫn đến bệnh mất ngủ.
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ
Sử dụng một số loại thuốc hoặc mắc các bệnh lý khác có thể gây ra mất ngủ. Một số thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hen suyễn và thuốc điều trị huyết áp có thể gây khó ngủ.
Việc mắc các bệnh gây đau mạn tính như ung thư, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, trào ngược dạ dày cũng có thể góp phần gây mất ngủ.
Nguyên nhân khác
Mất ngủ cũng có thể xảy ra do tính chất công việc làm theo ca không cố định, ảnh hưởng của môi trường ngủ, rối loạn nội tiết tố, áp lực từ công việc, thói quen ngáy của người ngủ cùng, lệch múi giờ...
Triệu chứng bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là triệu chứng cho thấy bạn bị mất ngủ:
Khó ngủ vào ban đêm
Người bệnh gặp khó khăn với việc đi vào giấc ngủ ban đêm. Ví dụ ở những đối tượng khỏe mạnh chỉ cần mất từ 5 - 15 phút là vào giấc nhưng với người bị mất ngủ cấp tính, thời gian này bắt đầu lâu hơn, kéo dài vài tiếng thậm chí là quá nửa đêm.
Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm
Bạn có thể tỉnh dậy giữa đêm và không thể trở lại ngủ hoặc thức dậy quá sớm. Khi ngủ bị trằn trọc, mơ màng, lúc ngủ lúc tỉnh, thường xuyên bị tỉnh dậy lúc nửa đêm, sau đó không ngủ lại được nữa.
Mệt mỏi, uể oải, không thể thư giãn sau khi ngủ
Giấc ngủ không đủ hoặc không chất lượng có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi và không thể thư giãn sau khi thức dậy.
Lo lắng về vấn đề liên quan đến giấc ngủ
Mất ngủ có thể gây lo lắng và căng thẳng liên quan đến việc ngủ. Luôn trong trạng thái lờ đờ, khó để giữ được sự tập trung và tỉnh táo trong công việc.
Buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày
Cảm giác buồn ngủ và mệt mỏi thường xảy ra suốt cả ngày, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tinh thần.
Cảm xúc thay đổi thất thường
Mất ngủ có thể dẫn đến tâm trạng thay đổi, cáu gắt, lo lắng, căng thẳng và cáu gắt với mọi người xung quanh.
Khó tập trung và dễ quên
Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc có thể làm cho khả năng tập trung và trí nhớ giảm sút. Khi tỉnh dậy vào buổi sáng cảm giác cơ thể vô cùng mệt mỏi, uể oải, tinh thần không thoải mái, mất tập trung vào công việc và các hoạt động hằng ngày.
Cách điều trị bệnh mất ngủ
Khi điều trị bệnh mất ngủ, người bệnh cần phải chú trọng loại bỏ các nguyên nhân chủ quan gây ra bệnh, đồng thời điều chỉnh lại thói quen ngủ sao cho hợp lý. Dưới đây là cách điều trị bệnh mất ngủ:
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh mất ngủ. Việc ăn quá no hoặc sử dụng các thực phẩm không lành mạnh trước khi đi ngủ, đều khiến bạn tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ.
Ngâm chân bằng nước ấm
Nước ấm sẽ khiến cơ thể của bạn thư giãn, dễ chịu và giải độc tố. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ngâm chân trong dung dịch nước ấm (khoảng 40 độ) hòa tan cùng 2 - 3 thìa muối ngâm chân và ngâm trong 20 phút.
Sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ
Sau khi thăm khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ, bạn cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh mất ngủ.
Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý có tác dụng giúp người bệnh thư giãn và thả lỏng tinh thần, từ đó giấc ngủ sẽ đến một các tự nhiên dễ dàng hơn.
Các liệu pháp tâm lý điều trị bệnh mất ngủ đều bắt nguồn từ tập luyện như yoga, luyện khí công, tập dưỡng sinh, ngồi thiền,... Nếu người bệnh không thể tự điều chỉnh được tâm lý của bản thân thì cần phải thực hiện điều trị với bác sĩ tâm lý.