Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Tại sao bị chóng mặt khi uống thuốc, giờ đây đã có lời giải đáp

Thông thường, chúng ta thường nghe đến việc dùng thuốc để chữa vấn đề về sức khỏe, thế nhưng bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp uống thuốc bị chóng mặt hay chưa ?

Tình trạng chóng mặt thường xảy ra do bị tăng nhãn áp, vì bệnh cao nhãn áp, tuy nhiên không ít một bộ phận người dân hiện nay gặp phải hiện tượng uống thuốc bị chóng mặt. Vậy tình trạng này là như thế nào, hãy cùng nghe câu trả lời từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng chia sẻ trong chương trình Sức khỏe là số 1:

Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, trong những năm gần đây số lượng người bệnh đến thăm khám vì tình trạng chóng diễn ra tương đối nhiều, tuy nhiên nguyên nhân lại không phải xuất phát từ các bệnh lý thường như: bệnh về cột xương sống cổtăng nhãn áp, rối loạn tiền đình hay bệnh cao huyết áp…

Cuối cùng, qua những công trình nghiên cứu mà cụ thể là nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc thì nhận thấy rằng, với những người sử dụng một loại thuốc với tần suất quá thường xuyên thì sẽ rất dễ gặp phải tình trạng chóng mặt.

Đối với người bệnh việc phải dùng thuốc thường xuyên được chia thành 2 loại:

  • Nhóm thứ nhất là nhóm người bắt buộc phải dùng thuốc đặc trị vì họ đang bị bệnh.
  • Nhóm thứ 2 là nhóm người mỗi khi bị bệnh là chọn các loại thuốc mạnh nhất, mua tự do không theo toa thuốc của bác sĩ để sử dụng vì muốn khỏi bệnh nhanh.

Chính vì việc lạm dụng thuốc quá nhiều, sử dụng trong thời gian quá lâu (khoảng vài năm) thì người bệnh gặp phải tình trạng bị chóng mặt.

chong-mat-do-dung-thuoc-nguyen-nhan-vi-sao-VOH

Vì sao dùng thuốc bị chóng mặt ? (Nguồn: Internet)

Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những người thực hiện việc ngưng sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc có thể ngưng, ví dụ như thuốc giảm đau thì kết quả cho thấy tỉ lệ bị chóng mặt cũng sẽ giảm xuống theo.

Chính vì đã có những công trình nghiên cứu như thế nên các bác sĩ đã đưa ra một kết luận rằng: Có một nhóm người rất dễ bị chóng mặt nhưng trước giờ không được quan tâm, đó là bị chóng mặt do dùng thuốc.

Những loại thuốc nào có thể gây chóng mặt ?

Bác sĩ Hoàng cho biết, có nhiều nhóm thuốc khi dùng có thể gây chóng mặt nhưng người bệnh không hề biết. Cụ thể được chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm đầu tiên gồm các loại thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt và thuốc ngừa thai.
  • Nhóm thuốc thứ 2 chính là nhóm thuốc đặc hiệu như: thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, những người phải dùng thuốc trong giai đoạn hóa trị hay những loại thuốc có thể làm mất đi khoáng tố kali… 

Những người thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc trên thì triệu chứng chóng mặt chắc chắn sẽ ‘gõ cửa’ không sớm thì muộn.

Làm sao để giảm thiểu tình trạng bị chóng mặt khi dùng thuốc

Trước đây, nhiều người dùng thuốc thường không để ý đến tình trạng uống thuốc bị chóng mặt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các bác sĩ đã có quan điểm khi sử dụng thuốc đặc hiệu thì cần phải bổ sung các hoạt chất sinh học, chẳng hạn như các loại khoáng tố, sinh tố cần thiết để ngừa phản ứng chóng mặt.

chong-mat-do-dung-thuoc-nguyen-nhan-vi-sao-1-VOH

Thanh lọc cơ thể là liệu pháp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể khá tốt (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được cung cấp vào cơ thể những dưỡng chất có khả năng thải được những độc tố ra ngoài cơ thể, không để nó tích lũy trong cơ thể người bệnh mà nhiều người thường gọi là liệu pháp thanh lọc cơ thể định kỳ.

Bác sĩ Hoàng cho biết thêm, nếu một bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đặc hiệu nhưng được kết hợp thêm các loại sinh tố mà điển hình chính là sinh tố B6 giúp ngừa tình trạng chóng mặt. Sử dụng các loại thực phẩm nhuận gan, lợi mật hay các loại thuốc lợi tiểu nhẹ, thuốc nhuận tràng thì tình trạng chóng mặt sẽ giảm đi rất nhiều.

Trên đây là chia sẻ của bác sĩ Lương Lễ Hoàng về tình trạng chóng mặt do dùng thuốc. Chóng mặt cũng là biểu hiện bệnh do đó người bệnh lưu ý đến dấu hiệu này để giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất.

Để nghe lại toàn bộ cuộc trò chuyện với bác sĩ Lương Lễ Hoàng, bạn có thể lại từ audio bên dưới. 

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ ai cũng nên đọc qua 1 lần : Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Tuy nhiên rất nhiều người hiện nay vẫn chưa nắm được các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ dẫn đến nhiều trường hợp bệnh nhân bị tử vong.
Khi bị khan tiếng cần làm gì cho nhanh khỏi ? : Khan tiếng là triệu chứng thường gặp ở một số bệnh lý về đường hô hấp trên, có sự liên quan mật thiết đến thanh quản. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, giảm hiệu quả công việc.
Bình luận