Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bổ sung quy định về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho 200 cơ sở trong 3 lĩnh vực

VOH - Trong giai đoạn đầu tiên, sẽ tập trung vào việc phân bổ hạn ngạch cho các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng.

crawl-20231124134041455-20231124134041461.2

Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Ông Tăng Thế Cường cho biết, việc triển khai quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone đã được Chính phủ ban hành thông qua Nghị định số 06/2022/NĐ-CP. Dựa trên đánh giá thực trạng và yêu cầu thực tế, cần sửa đổi và bổ sung một số điều để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Dự thảo Nghị định và Thông tư đã được điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon và bảo vệ tầng ozone.

Theo ông Cường, dự thảo Nghị định tập trung vào 5 nhóm vấn đề, trong đó bao gồm quy định về kiểm kê khí nhà kính để phục vụ việc phân bổ hạn ngạch, tổ chức thị trường carbon, quản lý tín chỉ carbon trong nước và quốc tế, cũng như bảo vệ tầng ozone.

Dự thảo cũng đề cập đến việc bổ sung đơn vị thẩm định kết quả kiểm kê để đảm bảo số liệu chính xác và cập nhật. Ngoài ra, cần bổ sung hoạt động hấp thụ carbon từ rừng và cung cấp số liệu chi tiết từng địa phương để hỗ trợ các hoạt động hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm kê khí nhà kính để phục vụ quá trình phân bổ hạn ngạch cho các đối tượng cụ thể, đặc biệt là trong các lĩnh vực như nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng.

Có khoảng 200 cơ sở được phân bổ hạn ngạch trong giai đoạn đầu từ 2025 – 2026. Số cơ sở này chiếm khoảng 45% tổng phát thải khí nhà kính của các đơn vị bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính.

Những đơn vị xả thải vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ phải mua tín chỉ carbon đề bù đắp nếu không muốn chịu phạt.

Đối với những đơn vị xả thải thấp hơn mức hạn ngạch, phần hạn ngạch còn dư có thể chuyển thành tín chỉ carbon để chuyển giao cho doanh nghiệp khác.

Các bộ quản lý lĩnh vực có trách nhiệm kiểm kê khí thải sẽ tổng hợp, đề xuất tới Bộ Tài nguyên và môi trường. Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm đề xuất tổng hạn ngạch khí thải nhà kính và lượng hạn ngạch dự trữ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Căn cứ vào tổng hạn ngạch đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ để phân phối hạn ngạch cho từng cơ sở.

Bình luận