Doanh nghiệp tiên phong thực thi ESG và kinh tế tuần hoàn
Tọa đàm với chủ đề: “Doanh nghiệp tiên phong thực thi ESG và kinh tế tuần hoàn” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức trên các nền tảng Vneconomy.
Phiên thảo luận bàn tròn còn có sự tham dự của các khách mời giao lưu là Lãnh đạo các Hiệp hội, Chuyên gia ESG, CEO các tập đoàn, doanh nghiệp.
ESG và Kinh tế tuần hoàn được xem là cuộc cách mạng xanh của thế kỷ 21 và đang trở thành tâm điểm quan tâm và ứng dụng thực thi của doanh nghiệp các lĩnh vực kinh tế.
Các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn kết hợp với thực thi khung đánh giá ESG đều cho thấy các doanh nghiệp này phát huy tính chủ động và sẵn sàng dẫn đầu quá trình chuyển đổi, hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Từ thực tiễn triển khai, các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá rằng việc lồng ghép thực thi ESG và kinh tế tuần hoàn, có thể mang lại nhiều giá trị nổi bật.
Cùng với tọa đàm, Tạp chí Kinh tế Việt Nam chính thức ra mắt chuyên mục "Kinh tế Xanh và Diễn đàn kinh tế Tuần hoàn" trên các ấn của Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times.
Chuyên mục "Kinh tế Xanh và Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn" là kênh thông tin chính thức do Tạp chí Kinh tế Việt Nam sở hữu và vận hành cùng với sự đồng hành hợp tác về nội dung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu kiến tạo và phát triển một chuyên mục thông tin chuyên sâu, hội tụ nội dung về chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ESG...
Tiềm năng xuất khẩu tín chỉ carbon từ lúa, dừa, điều
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn xuất khẩu tín chỉ carbon. Ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm. Ngoài lúa, dừa và điều cũng là hai loại cây trồng có thể tạo ra tín chỉ carbon.
Trong bối cảnh Nhà nước triển khai các chính sách về thị trường tín chỉ carbon, Nghệ An là một trong những địa phương khởi động tín chỉ carbon từ sản xuất lúa. Đây là dự án lần đầu tiên triển khai tại Nghệ An cũng như Việt Nam để lấy tín chỉ carbon trong trồng lúa, có sự hỗ trợ của JICA.
Giống như Nghệ An, Đắk Lắk không được tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp của Chính phủ triển khai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉnh vẫn mong muốn chuyển đổi sản xuất lúa nước tại địa phương theo hướng xanh và giảm phát thải nhằm tăng thêm thu nhập bán tín chỉ carbon từ việc trồng lúa.
Bình Phước có diện tích rừng hơn 1,5 triệu ha, tỷ lệ che phủ 22,57%. Đây là nguồn dự trữ carbon tiềm năng cho việc phát triển thị trường tín chỉ carbon. Với tiềm năng to lớn về rừng và nông nghiệp, Bình Phước được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển thị trường tín chỉ carbon.
Bến Tre và Bình Định là 2 địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất nhì Việt Nam - Bến Tre hơn 79.000 ha, còn Bình Định hơn 9.300 ha. Ngoài giá trị kinh tế mang lại từ các sản phẩm, cây dừa còn có tiềm năng khai thác tín chỉ carbon, thu tiền tỉ về cho người trồng.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 7 về sản xuất dừa trên toàn cầu với diện tích khoảng 188.000 ha, chủ yếu tập trung tại Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang và Vĩnh Long.
“Ông trùm" năng lượng tái tạo Điện Gia Lai đặt mục tiêu lãi năm nay tăng 81%
Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (mã cổ phiếu GEG) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay tăng 81% so với năm 2023.
Điện Gia Lai hiện được xem là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Trong mảng điện mặt trời, công ty này đang có 06 dự án với tổng công suất đạt hơn 342 MWp, và 34 hệ thống điện mặt trời áp mái với tổng công suất 32 MWp.
Điện Gia Lai còn trực tiếp và gián tiếp sở hữu 12 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tiềm năng với tổng công suất 81MW, chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên (93%) và Bắc Trung Bộ (7%); và 05 nhà máy điện gió với tổng công suất 260 MW.
Lũy kế từ năm 2019 đến cuối quý 1/2024, Điện Gia Lai đã cung cấp 4,8 tỷ kWh vào lưới điện và cung ứng điện cho khoảng 1,8 triệu hộ gia đình, giảm phát thải khí nhà kính với 2,4 triệu tấn CO2.
Trong tháng 4/2024, Điện Gia Lai đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt được Chứng nhận Trái phiếu Khí hậu từ Climate Bonds Initiative (CBI). CBI là là một tổ chức quốc tế hoạt động nhằm huy động vốn toàn cầu cho các hành động khí hậu. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho trái phiếu xanh của Điện Gia Lai dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác và huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
IEA dự báo đầu tư vào năng lượng sạch đạt 2.000 tỷ USD trong năm nay
Báo cáo Đầu tư Năng lượng Thế giới hằng năm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy đầu tư toàn cầu vào công nghệ và cơ sở hạ tầng năng lượng sạch dự kiến đạt 2.000 tỷ USD trong năm nay, gấp đôi dành cho nhiên liệu hóa thạch.
Theo báo cáo trên, tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm nay dự kiến sẽ lần đầu tiên vượt 3.000 tỷ USD, trong đó khoảng 2.000 tỷ USD sẽ được dành cho các công nghệ sạch.
IEA nhận định việc đáp ứng các mục tiêu toàn cầu trung hạn nhằm giảm lượng khí thải carbon có hại sẽ đòi hỏi phải tăng gấp đôi đầu tư vào năng lượng tái tạo trên toàn thế giới vào năm 2030.
Theo báo cáo của IEA, tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm nay dự kiến sẽ lần đầu tiên vượt 3.000 tỷ USD, trong đó khoảng 2.000 tỷ USD sẽ được dành cho các công nghệ sạch.
Thế giới đang thiếu những khoáng sản cần thiết cho chuyển đổi xanh
Thế giới đang đối mặt với tình trạng khan hiếm các khoáng sản cần thiết cho việc sản xuất ô tô điện, turbine gió, và các công nghệ năng lượng sạch khác để giúp giảm dần, tiến tới chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch.
Hoạt động khai thác các khoáng sản quan trọng tập trung ở một số ít quốc gia làm gia tăng rủi ro khan hiếm - IEA cảnh báo. Định chế này cho rằng từ nay đến năm 2030, có tới 75% tăng trưởng nguồn cung lithium, nickel, cobalt và nguyên tố đất hiếm sẽ đến từ một vài quốc gia.
Thị trường được cung ứng đủ hiện nay lại có thể không phải là một chỉ báo tốt về tương lai, vì nhu cầu đối với các khoáng sản quan trọng đang tiếp tục tăng.