Ảnh hưởng từ COVID-19: “Ăn nhà” sẽ thay thế thói quen “ăn hàng”

(VOH) - Theo một nghiên cứu mới của Nielsen, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đa số người tiêu dùng châu Á đều tái ưu tiên việc ăn tại nhà.

Theo khảo sát mới nhất từ Nielsen Việt Nam về ảnh hưởng của COVID-19 đến hành vi của người tiêu dùng được thực hiện từ ngày 9 đến 15/3/2020 thì hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé các cửa hàng hiện hữu trong khi đó 52% người được hỏi nói rằng họ gia tăng dự trữ hàng hóa tại nhà. Bên cạnh đó, 82% người tiêu dùng đã giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài.

Việc gia tăng dự trữ hàng hóa và ăn uống tại nhà do nhiều người phải ở nhà lâu hơn. Điều này cũng khiến người tiêu dùng gia tăng việc tiêu thụ các mặt hàng như mì ăn liền, sản phẩm chăm sóc nhà cửa, thực phẩm bổ sung, sản phẩm vệ sinh cá nhân, thực phẩm thiết yếu, rau quả tươi, sữa và các chế phẩm từ sữa và thực phẩm đông lạnh.

TOP CÁC QUỐC GIA CHÂU Á TÁI ƯU TIÊN VIỆC ĂN TẠI NHÀ

covid-19

Nguồn: Khảo sát COVID-19 toàn cầu của Nielsen vào tháng 3/2020

Một nghiên cứu khác có tên “COVID-19 - Đâu là nơi người tiêu dùng hướng tới?” của Nielsen - Cho thấy có một sự thay đổi đáng kể từ tiêu dùng mua mang đi (on-the-go) đến tiêu dùng an toàn tại nhà (safe-in-home) vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tại 11 thị trường châu Á, đa số người tiêu dùng đều sẽ tái ưu tiên việc ăn tại nhà. Xu hướng này dẫn đầu bởi Trung Quốc đại lục với 86% số người tiêu dùng nói rằng họ sẽ ăn tại nhà thường xuyên hơn trước khi đại dịch bùng nổ.

Việt Nam cũng nằm trong top 3 các quốc gia theo xu hướng tương tự với 62% người tiêu dùng nói rằng họ cũng sẽ chọn ăn tại nhà, chỉ xếp sau Hồng Kông (77%).

Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng người tiêu dùng có nhu cầu rất cao về thực phẩm mang đi. Hồng Kông đứng đầu danh sách với 46% số người tiêu dùng ưa thích những thực phẩm mang đi. Tương tự, người tiêu dùng Hàn Quốc và Thái Lan (đều là 42%) đều đang lựa chọn hình thức giao đồ ăn tại nhà nhiều hơn trước khi dịch bệnh xảy ra.

Những thị trường này tiêu biểu cho lối sống tiêu dùng mua mang đi và coi trọng giá trị tiện lợi mà loại hình này mang lại cho họ. 

Riêng Việt Nam không theo xu hướng này với 25% số người được hỏi nói rằng họ sẽ duy trì tần suất đặt thức ăn mang về như trước đây. Sự chuyển hướng từ thói quen ăn uống bên ngoài sang thói quen đặt giao thức ăn đến nhà, mua mang đi hay nấu ăn tại nhà trong dịch COVID-19 bị ảnh hưởng cục bộ không chỉ bởi thói quen tiêu dùng truyền thống mà còn do các biện pháp cách ly hoặc đóng cửa.

Nghiên cứu “COVID-19 - Đâu là nơi người tiêu dùng hướng tới?” của Nielsen vào tháng ba năm 2020 được thực hiện từ 6/3 đến 17/3, gồm Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan và Hồng Kông.

Với những sự thay đổi xảy ra trong những tuần qua, thật sự cần thiết để lưu ý rằng ảnh hưởng của COVID-19 đến người tiêu dùng từng thị trường khác nhau là khác nhau. Nghiên cứu này đưa ra những sự thấu hiểu về tâm lý người tiêu dùng từ một khảo sát toàn cầu trên 74 thị trường và phản ánh hành vi cũng như phản ứng của người tiêu dùng trước đại dịch COVID-19. 

Google Doodle ngày 13/4: “Chân thành cảm ơn các y bác sĩ và các nhân viên y tế” - Doodle goodle hôm nay 13/4 đưa biểu tượng mới với dòng tin ngắn gọn "Chân thành cảm ơn các y bác sĩ và các nhân viên y tế".

Những khuyến cáo trong việc tiết kiệm điện để hạn chế tăng hóa đơn tiền điện - Để hạn chế việc hóa đơn tiền điện tăng cao mùa nắng nóng, Tổng Công ty Điện lực TPHCM khuyến nghị người dân quan tâm hơn trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.