Doanh nghiệp vận tải “lao đao” vì giá xăng
Chủ hãng xe chạy tuyến cố định Hà Nội - Lào Cai cho biết, giá xăng dầu tại Việt Nam biến động theo thế giới và dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nếu giá xăng tăng mà đề xuất tăng giá vé sẽ khiến lượng khách sụt giảm, doanh nghiệp khó lại chồng thêm khó. Doanh nghiệp hiện đã giảm số lượng xe chạy chỉ còn duy trì 50% tổng số xe, dồn chuyến sao cho mỗi xe khi xuất bến phải có được lượng khách đạt từ 50-60% ghế trên xe mới không bị lỗ.
Các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, việc khôi phục hoạt động kinh doanh vận tải trở lại mới đạt được 70%, nhưng đang thiếu hụt lái xe vì số đông nghỉ việc sau dịch. Hiện nay, giá xăng dầu tăng liên tục, lái xe đi làm không có thu nhập, khiến nhiều lái xe phải chuyển đổi công việc khác...
Trong khi đó, xăng dầu chiếm tỷ trọng từ 35-40% cơ cấu giá cước vận tải, giá xăng dầu điều chỉnh tăng ảnh hưởng đến 50% giá cước và tác động đến 50% giá các mặt hàng khác khi sử dụng dịch vụ vận tải.
Tránh tình trạng khai 2 giá khi thanh toán ngân hàng
Thực tế, việc siết chặt kê khai chuyển nhượng BĐS đã khiến số thu từ nguồn này tăng khá mạnh. Theo số liệu của ngành tài chính, 5 tháng đầu năm 2022, tổng thu thuế từ chuyển nhượng BĐS khoảng 16.200 tỉ đồng, vượt thu cùng kỳ năm ngoái 6.600 tỉ đồng. Như vậy chỉ trong 2 tháng gần đây, số thu thuế đã tăng vượt 3 tháng đầu năm cộng lại (3 tháng tăng 3.200 tỉ đồng)
Dù số thu tăng vọt nhưng cách làm hiện nay không chỉ khiến hồ sơ chuyển nhượng BĐS bị ách tắc mà còn gây nhiều bức xúc trên thị trường. Để quản lý thuế với hoạt động chuyển nhượng BĐS hiệu quả trong thời gian tới, Bộ Tài chính kiến nghị các giao dịch mua bán BĐS qua ngân hàng (NH), tránh tình trạng khai 2 giá.
Khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản
Ở thời điểm hiện tại, vấn đề gây lo ngại, bức xúc và tác động lớn nhất đến nền kinh tế chính là việc siết tín dụng của hệ thống ngân hàng (NH) đối với hồ sơ vay của doanh nghiệp (DN), người dân có nhu cầu.
Việc này xuất phát từ đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có công văn yêu cầu các NH triển khai thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động. Trong đó, thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS), chứng khoán, trái phiếu DN... Ngay sau đó, một số NH đã thông báo hạn chế giải ngân đối với lĩnh vực BĐS. Vì thế, khơi thông nguồn vốn, chính sách để thị trường BĐS phát triển lành mạnh, từ đó ổn định thị trường, giảm rủi ro là vấn đề quan trọng, cấp thiết.
* Nội dung được phát sóng trong “Nhịp Sống Sài Gòn” kênh Giao Thông Đô Thị - VOH FM 95.6MHz
Tổng đài giao thông: 028.3822.1188
Fanpage: https://www.facebook.