Chuyển đổi số - “Vaccine công nghệ” giúp doanh nghiệp ứng phó với COVID-19.

(VOH) - "Các ngân hàng cho biết, họ chưa có một chính sách cụ thể nào cho doanh nghiệp để giãn nợ, cơ cấu lại nợ để giảm lãi suất và cả chuyện không chuyển nhóm nợ".

Diễn đàn “Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng và phát triển” giới thiệu ý kiến của ông Nguyễn Viết Toàn - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật tự động ETEC, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Tân Phú, Phó Chủ tịch Hội tự động hóa thành phố Hồ Chí Minh về những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sau Covid-19, những ý kiến về chuyển đổi số - “Vaccine công nghệ” giúp doanh nghiệp ứng phó với COVID-19.

Nghe audio ý kiến của ông Nguyễn Viết Toàn - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật tự động ETEC Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Tân Phú, Phó Chủ tịch Hội tự động hóa thành phố Hồ Chí Minh

 * VOH: Thưa ông, thành ph H Chí Minh đã có nhiu chính sách h tr các doanh nghip phc hi kinh tế sau đi dch. Vi góc đ ca các doanh nghip, ông đánh giá như thếo v chính sách h tr doanh nghip ca thành ph H Chí Minh?

Ông Nguyn Viết Toàn: Thứ nhất, hầu hết việc ban hành các chính sách chưa thực sự kịp thời. Sau khi đã ban hành, vẫn còn độ trễ về sự thực thi, điều này làm chậm chân việc phục hồi để tái khởi động hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta cần phải quyết liệt, cần phải nhanh chóng hơn nữa và đồng bộ hơn nữa trong các quyết sách của thành phố.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp tôi vẫn quan tâm nhất đó là chính sách hỗ trợ về tín dụng, lãi suất. Theo thông tư 03 và thông tư 14 của ngân hàng nhà nước thì hầu hết các doanh nghiệp đều được tiếp cận với các ngân hàng thương mại cổ phần. Cho tới thời điểm này, tôi thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp không tiếp cận được các ngân hàng thương mại cổ phần. 

Các ngân hàng cho biết, họ chưa có một chính sách cụ thể nào cho doanh nghiệp để giãn nợ, cơ cấu lại nợ để giảm lãi suất và cả chuyện không chuyển nhóm nợ. Nếu như chúng ta không giải quyết vấn đề này một cách quyết liệt thì nguồn lực để doanh nghiệp có thể phục hồi là không có.

Chúng ta cần phải làm rất nhanh, rất quyết liệt về sự hỗ trợ này. Dĩ nhiên rằng, việc đó cũng cần phải thông qua ở cấp độ Chính phủ và Quốc hội.

Tôi hiểu rằng, ngân hàng thương mại cổ phần cũng là một doanh nghiệp, họ bị ràng buộc bởi những quy định rất là chặt chẽ từ ngân hàng nhà nước. Nếu như muốn hỗ trợ doanh nghiệp được tốt hơn thì nên chăng Chính phủ và Quốc hội phải có một nghị quyết để hỗ trợ trực tiếp về lãi suất mang tính cụ thể.

Tóm lại, đối với doanh nghiệp thành phố cần quyết liệt câu chuyện liên quan tới việc hỗ trợ về tín dụng tài chánh và giãn nợ cho doanh nghiệp.

Thứ hai vẫn là nguồn lực lao động, hãy tạo ra cho họ những sự hỗ trợ mang tính thiết thực rất cụ thể và phải rất kịp thời.

chuyển đổi số, vaccine công nghệ, giãn nợ
Ông Nguyễn Viết Toàn trao đổi cùng phóng viên VOH.

* VOH: Trong đi dch va qua, nhiu doanh nghip đã tham gia vào chuyn đi s đ đm bo qun tr ngun lao đng, đm bo vic sn xut không b đt gãy. Ông có nhn xét như thếo v vic chuyn đi s ca các doanh nghip ti thành ph H Chí Minh?

Ông Nguyn Viết Toàn: Đại dịch đã cho thấy được một sự khốc liệt khi một số nguồn lực xã hội bị phong tỏa. Chỉ có số ít doanh nghiệp, ngành nghề có thể sử dụng trên nền tảng số để làm việc. Cũng không thể nói rằng, trong đại dịch thì người ta mới bắt đầu làm câu chuyện chuyển đổi số.

Các doanh nghiệp đã có một sự thích ứng tốt trong đại dịch vừa qua thì hầu hết đều đã có một  sự chuẩn bị trước đó.

Theo một tài liệu của Việt Nam Report về tỷ lệ quan tâm tới chuyển đổi số của các doanh nghiệp, năm 2020, gần 40% doanh nghiệp quan tâm. Đến tháng 10/2021, số lượng quan tâm chuyển đổi số gần 60% trong số các doanh nghiệp khảo sát. Đây là một bằng chứng cho thấy, hiệu quả và lợi ích của câu chuyện chuyển đổi số đã giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thích ứng, vượt qua khủng hoảng.

Đặc biệt với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng quá trình chuyển đổi số quốc gia thì người ta nói rằng  “cá nhanh sẽ nuốt cá chậm" chứ không còn là “cá lớn nuốt cá bé”. Thế nên, doanh nghiệp nào nhanh thích ứng với chuyển đổi số, doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng tồn tại và vượt qua.

* VOH: Ông có nhng đ xut, đóng góp ý kiến, gii pháp gì cùng vi chính quyn thành ph H Chí Minh đ khôi phc li kinh tế?

Ông Nguyn Viết Toàn: Hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa gần 25 năm, tôi có mong muốn và trăn trở gửi đến doanh nghiệp Việt và chính quyền thành phố.

Với các doanh nghiệp sản xuất Việt, hãy tự mình quyết tâm thực hiện một chiến lược chuyển đổi số trong nhà máy doanh nghiệp. Chúng ta thích nghi theo một xu hướng tất yếu là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vấn đề thứ hai, qua đại dịch, chúng ta càng thấy rằng, việc chuyển đổi số trong nhà máy sản xuất là câu chuyện về tự động hóa, robot hóa, số hóa các hoạt động trong đó có nhà máy sản xuất, quan trọng đến mức độ nào.

Việc chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung, nếu như chúng ta chậm chân thì chúng ta sẽ không còn cơ hội.

Cuối cùng, tôi mong muốn, chính quyền thành phố hãy quan tâm nhiều hơn tới gói hỗ trợ về chuyển đổi số trong các doanh nghiệp sản xuất, giúp cho họ cải thiện máy móc, hoàn thiện về tiêu chuẩn tốt hơn.

Thực hiện việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất mới tạo ra một năng lực cạnh tranh tốt cho các doanh nghiệp.

* VOH: Cm ơn ông!

Bình luận