Chờ...

Cuba cắt giảm khẩu phần bánh mì hàng ngày vì nguyên liệu khan hiếm

CUBA - Ngày 16/9, Chính phủ Cuba thông báo cắt giảm một phần tư trọng lượng khẩu phần bánh mì trợ cấp hàng ngày.

Tình trạng thiếu hụt mới nhất gây căng thẳng cho chương trình trợ cấp kéo dài hàng thập kỷ do cố lãnh tụ Fidel Castro khởi xướng.

Bánh mì, một trong số ít các sản phẩm thực phẩm cơ bản vẫn được trợ cấp ở Cuba, sẽ được giảm từ 80 gram xuống còn 60 gram, hoặc xấp xỉ trọng lượng của một chiếc bánh quy trung bình hoặc một cục xà phòng nhỏ.

Giá của nó cũng giảm nhẹ, chỉ dưới 1 peso, hoặc 1/3 cent.

Tuy nhiên, nhiều người dân Cuba, với mức thu nhập khoảng 4648 peso một tháng (khoảng 15 đô la) khó có thể mua được loại bánh mì đắt tiền hơn trên thị trường tư nhân, khiến họ không có nhiều lựa chọn thay thế.

banh-mi-170924
Một nhân viên ngồi cạnh những ổ bánh mì được cất trên kệ bên trong một tiệm bánh ở Havana, Cuba - Ảnh: Reuters

"Chúng tôi phải chấp nhận, chúng tôi còn có thể làm gì khác?" - Dolores Fernandez, cư dân Havana, nói với Reuters khi cô đứng bên ngoài một tiệm bánh vào ngày 16/9.

Chính phủ Cuba cho biết, họ có kế hoạch tăng cường kiểm tra các tiệm bánh nhà nước để đảm bảo chất lượng không bị ảnh hưởng.

Tuần trước, Cuba cho biết, nước này đang thiếu bột mì để sản xuất bánh mì, một tình trạng mà chính phủ đổ lỗi cho lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ, một mạng lưới hạn chế làm phức tạp các giao dịch tài chính toàn cầu của Cuba.

Đầu năm nay, Cuba đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Chương trình Lương thực Thế giới để đảm bảo nguồn cung cấp sữa bột được trợ cấp cho trẻ em, một mặt hàng chủ lực khác trong sổ khẩu phần ăn của Cuba hiện đang trở nên khan hiếm.

Quốc đảo Caribe này đang phải chịu tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men, những thiếu hụt đã dẫn đến làn sóng di cư kỷ lục của người dân nước này sang nước Mỹ lân cận.

Theo chương trình được đưa ra bởi lãnh tụ Fidel Castro, Cuba cung cấp nhiều loại sản phẩm giảm giá mạnh cho tất cả người dân, bao gồm bánh mì, cá, thịt, sữa và đồ dùng vệ sinh và đồ dùng vệ sinh cá nhân.

Ngày nay, chính phủ đang phải chịu nhiều khủng hoảng và chỉ cung cấp một phần nhỏ những sản phẩm đó. Các sản phẩm thường tới trễ, chất lượng kém hoặc không có sản phẩm nào cả.

Theo Reuters, ngoại trừ một số nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn lại như Cuba và Triều Tiên, chế độ phân phối theo khẩu phần (như thời bao cấp) thường chỉ được sử dụng trong thời chiến, thiên tai hoặc các trường hợp bất trắc cụ thể.