Từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 226.500 người hưởng BHXH một lần, tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến nay, cả nước có hơn 226.500 người hưởng BHXH một lần; tăng hơn 46.400 người so với cùng kỳ năm 2020. Một số tỉnh có số người hưởng Bảo hiểm xã hội một lần tăng cao như Quảng Nam, Đà Nẵng...
Số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho thấy, giai đoạn 2016-2019, người chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu thuộc nhóm lao động trẻ tuổi và tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước: độ tuổi có số người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhiều nhất là từ 26 đến 29 tuổi và bình quân tuổi nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần (bao gồm cả trường hợp đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) tăng dần từ 32,5 tuổi năm 2016 lên 33,3 tuổi năm 2019.
Tỷ lệ chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần của nữ giới cao hơn nam giới, tương ứng giai đoạn này là 55,63% đối với nữ giới và 44,37% đối với nam giới. Phân tích theo thời gian nghỉ chờ hưởng lương hưu cho thấy, trong giai đoạn 2016-2019, người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là những người lao động sau 1 năm nghỉ việc không đóng bảo hiểm xã hội (trung bình chiếm khoảng 97%).
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do tác động của dịch bệnh COVID-19, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc. Đến nay, người lao động đã nghỉ việc đủ 12 tháng nên làm thủ tục đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần với mong muốn có một khoản tiền để trang trải cuộc sống hiện tại. Ngoài ra, còn do một bộ phận nhỏ người lao động vẫn còn quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”, chưa hình thành thói quen lúc trẻ đóng bảo hiểm xã hội để khi về già có lương hưu, không phải phụ thuộc vào con cháu.
Việc nhận bảo hiểm xã hội một lần chỉ mang lại cho người lao động lợi ích trước mắt nhưng người lao động đã không lường hết được những nguy cơ sẽ đánh mất nhiều quyền lợi lâu dài của bản thân. Minh chứng như sau: Thứ nhất, theo quy định của pháp luật hiện hành, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất là 22% mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%, tổng mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hằng năm bằng 2,64 tháng lương.
Nếu người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014 và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Như vậy, nếu lãnh bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ mất đi khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014.
Thứ hai, khi nhận bảo hiểm xã hội một lần người lao động sẽ không còn bảo hiểm xã hội khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo hội được hưởng lương hưu, không có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng để bảo đảm cho cuộc sống khi về già.
Thứ ba, khoản tiền đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là của để dành quý giá của chính bản thân người lao động, nó không mất đi mà ngược lại, được cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý và đầu tư tăng trưởng.
Thứ tư, người tham gia chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế (từ năm 2003 đến nay, Nhà nước đã điều chỉnh tăng lương hưu 17 lần, với mức tăng từ khoảng 7,5% đến 9,3% cho mỗi lần điều chỉnh, tùy theo nhóm đối tượng).
Bên cạnh đó, người lao động cũng còn bị hệ lụy thiệt thòi khác như: Không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe khi tuổi già, độ tuổi dễ gặp bất trắc về sức khỏe nhất của mỗi người; Thân nhân của người lao động không được hưởng chế độ tử tuất khi không may người lao động qua đời…
Có thể thấy, việc người lao động đăng ký nhận bảo hiểm xã hội một lần, tự mình rời khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội, cũng như việc bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân.