Ngày 13-6, ngân hàng UOB chính thức ra mắt chương trình UOB FinLab tại Việt Nam nhằm hỗ trợ 21.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của UOB tại khu vực ASEAN tiếp cận các chương trình số hóa và phát triển bền vững cũng như kết nối với các nhà cung cấp giải pháp kinh doanh, cố vấn và các nguồn lực giá trị.
Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp của UOB năm 2023 (doanh nghiệp SME và Doanh nghiệp lớn), cứ 10 doanh nghiệp tại Việt Nam thì có gần 9 doanh nghiệp đã chuyển đổi số tại ít nhất một bộ phận.
Tuy nhiên, thách thức chính của các doanh nghiệp là việc nhân rộng các nỗ lực số hóa của họ từ một hoặc một vài phòng ban sang toàn bộ doanh nghiệp.
41% doanh nghiệp SME được khảo sát cho thấy nhu cầu cần được hỗ trợ để kết nối với các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ phù hợp và 37% doanh nghiệp SME cho rằng họ cần tiếp cận với kiến thức và chuyên môn phù hợp để tháo gỡ các vướng mắc trong hành trình số hóa của mình.
Nhận thấy những thách thức này, Ngân hàng UOB cam kết mang đến các chương trình, giải pháp và kiến thức chuyên môn phù hợp cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam thông qua chương trình UOB FinLab.
UOB FinLab đặt mục tiêu thu hút sự tham gia của 5.000 doanh nghiệp tại Việt Nam trong vòng ba năm tới thông qua các sáng kiến đổi mới về số hóa và bền vững.
Ông Victor Ngo, Tổng Giám đốc, Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết: "Chúng tôi thấu hiểu những thách thức mà các doanh nghiệp SME Việt Nam phải đối mặt trong việc nắm bắt công nghệ và duy trì khả năng cạnh tranh trong kỷ nguyên số.
Bằng việc ra mắt UOB FinLab tại Việt Nam, chúng tôi mong muốn mang đến sự hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp SME bằng các công cụ, kiến thức và nguồn lực cần thiết để thành công trên thị trường số. Thông qua mạng lưới rộng khắp và chuyên môn của Ngân hàng, chúng tôi tự tin có thể giúp các doanh nghiệp SME Việt Nam vượt qua những thách thức này và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế số."
Sự ra mắt của UOB FinLab tại Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và ghi nhận từ các cơ quan đầu ngành, đặc biệt là từ Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho biết: "Các doanh nghiệp SME của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước và sự thành công của họ có ý nghĩa lớn đối với tăng trưởng bền vững.
Việc ra mắt UOB FinLab tại Việt Nam sẽ giúp cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam tiếp cận với chuyển đổi số và mở ra các cơ hội tăng trưởng mới. Điều này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và cho phép các doanh nghiệp SME cạnh tranh hiệu quả trên thị trường số.”
Để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam, UOB FinLab cũng sẽ hợp tác với các giáo sư đại học, chuyên gia trong ngành, chuyên gia đổi mới và đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ trong các chương trình của mình để mang lại trải nghiệm học tập sâu rộng cho các doanh nghiệp tham gia. Bằng cách tận dụng các quan điểm đa dạng,
UOB FinLab hướng đến mục tiêu trang bị cho các doanh nghiệp SME kiến thức và chiến lược thực tế cần thiết để hoạt động hiệu quả trong môi trường kỹ thuật số.
Ông Shannon Lung, Giám đốc UOB FinLab, cho biết: "Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp SME. Chúng tôi ở đây để đồng hành cùng họ trong hành trình số hóa bằng cách cung cấp các giải pháp phù hợp và hỗ trợ cần thiết. Các doanh nghiệp SME tại Việt Nam có thể thu được những thông tin giá trị và học hỏi những phương pháp tiên tiến để vượt qua những thách thức trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số ".
UOB FinLab là chương trình tăng tốc đổi mới của UOB, kết hợp các hệ sinh thái để thúc đẩy sự phát triển và chuyển đổi kinh doanh. Với sự hiện diện trong khu vực tại Singapore, Malaysia và Thái Lan, UOB FinLab cung cấp khả năng tiếp cận với nhiều chuyên gia kinh doanh và công nghệ, các công cụ và thông tin thông qua các chương trình trực tuyến và trực tiếp. Các chương trình này trải dài từ việc hỗ trợ cộng đồng FinTech và khởi nghiệp phát triển các giải pháp, đến hỗ trợ cộng đồng Doanh nghiệp SME chuyển đổi số và đổi mới vì sự phát triển bền vững. Được thành lập vào năm 2015, UOB FinLab đã hỗ trợ và kết nối với hơn 21.000 doanh nghiệp trên toàn cầu. |