Việt Nam chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu của Mỹ

(VOH) - Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu của Mỹ trên toàn thế giới trong 7 tháng liên tiếp và lọt top 4 châu Á xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ.

Nhập khẩu chip bán dẫn của Mỹ đạt 4,86 tỷ USD trong tháng 2/2023, tăng 17% so với năm 2022, theo dữ liệu của Cục Điều tra dân số Mỹ (US Census).

Khu vực châu Á chiếm 83% trong tổng số chip bán dẫn Mỹ đã nhập khẩu trên toàn thế giới.

Ấn Độ xuất khẩu các lô hàng chip bán dẫn vào Mỹ tăng 34 lần, đạt 152 triệu USD; trong khi Campuchia đạt mức tăng trưởng ấn tượng 698%, ở mức 166 triệu USD, doanh thu chưa từng có trong những năm trước.

Việt Nam và Thái Lan cũng đã tăng thương mại với Mỹ trong lĩnh vực này lần lượt là 75% và 62%.

chip bán dẫn
Việt Nam chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu của Mỹ trong 7 tháng liên tiếp

Đọc thêm: Nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu máy móc sản xuất chip sang Trung Quốc

Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu của Mỹ trên toàn thế giới trong 7 tháng liên tiếp.

Trong tháng 2/2023, Việt Nam đã xuất khẩu chip vào Mỹ đạt doanh số 562,5 triệu USD. Xét về mặt doanh số, Việt Nam đứng hạng 3 châu Á - sau Malaysia và Đài Loan - trong việc xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ.

Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu Technavio, thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam dự kiến tăng thêm 1,65 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) khoảng 6,52%/năm.

Thời gian qua, nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã đầu tư sản xuất chip bán dẫn ngay tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys. Việc nghiên cứu phát triển sản xuất chip bán dẫn hiện tập trung vào 3 nhà sản xuất chính là TSMC, Samsung và Intel.

Mối quan hệ xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh đã buộc hai quốc gia này phải suy nghĩ lại về chiến lược cung ứng chip của mình cho ngành công nghiệp điện tử hàng đầu hiện nay.

Đài Loan - thường là điểm nóng giữa Mỹ và Trung Quốc - tháng 2/2023 đã tăng các chuyến hàng chip đến Mỹ lên 4,3% so với năm 2022 và chiếm 15% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.

Bình luận