Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Chửa ngoài dạ con là gì và dấu hiệu nhận biết?

( VOH ) - Mang thai là giai đoạn hạnh phúc nhưng cũng đầy mệt mỏi và lo lắng với người phụ nữ. Một trong những nỗi lo khi mới mang thai mà hầu hết chị em nào cũng trải qua là chửa ngoài dạ con.

Mang thai là một điều hết sức thiêng liêng với mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được “mẹ tròn con vuông”, vẫn có không ít chị em khi tin vui có thai chưa được bao lâu thì phát hiện thai ngoài dạ con. Một số trường hợp xấu hơn, không kịp thời phát hiện nên thai vỡ, chảy nhiều máu dẫn đến vô sinh hoặc tử vong.

Vậy hiện tượng chửa ngoài dạ con là gì? làm thế nào để nhận biết kịp thời hiện tượng này và chữa trị ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.

1. Chửa ngoài dạ con là gì?

Hiện tượng chửa ngoài dạ con hay còn gọi là mang thai ngoài tử cung được hiểu là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng.

chua-ngoai-da-con-la-la-gi-va-dau-hieu-nhan-biet-voh

Các vị trí thai có thể nằm ngoài tử cung, phổ biến nhất là ở vòi trứng

2. Dấu hiệu chửa ngoài dạ con

Việc nhận biết sớm chửa ngoài dạ con có dấu hiệu gì? sẽ giúp thai phụ có kế hoạch điều trị sớm, bảo vệ sức khỏe cho mình và tăng cơ hội sống sót cho thai nhi.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ban đầu chửa ngoài dạ con không gây ra bất kỳ triệu chứng gì hoặc cũng có những triệu chứng tương tự như triệu chứng mang thai bình thường.

Tuy nhiên, sau một thời gian các dấu hiệu chửa ngoài dạ con bắt đầu rõ ràng hơn, dễ nhận biết vì phôi thai đã không phát triển như bình thường.

Tùy thuộc vào vị trí thai làm tổ mà thai phụ có những dấu hiệu nhận biết chửa ngoài dạ khác nhau. Cụ thể là:

chua-ngoai-da-con-la-la-gi-va-dau-hieu-nhan-biet-voh-1

Chửa ngoài dạ con thường hây đau bụng dữ dội

2.1 Khi thai ở ống dẫn trứng

Các triệu chứng nổi bật là đau dữ dội vùng bụng, ra máu vùng kín, tắc kinh trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, ốm nghén nặng hoặc sưng ở tử cung, ấn vào thấy đau…

2.2 Khi thai làm tổ ở buồng trứng

Ở vị trí khác thường bên ngoài dạ con này, dấu hiệu nhận biết có thể là trễ kinh, chảy máu vùng kín, đau vùng bụng dữ dội, máu ra nhiều ở buồng tử cung.

2.3 Khi thai làm tổ ở góc sần của tử cung

Khi thai làm tổ ngoài dạ con sẽ có các triệu chứng tự nhiên rách góc dần tử cung vào thời điểm giữa thai kỳ, chảy máu vùng kín nghiêm trọng.

2.4 Ngoài ra, chửa ngoài dạ con triệu chứng còn có:

  • Chuột rút một bên
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Chảy máu âm đạo
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức
  • Đau vai
  • Xuất huyết âm đạo

Nhìn chung, những triệu chứng chửa ngoài dạ con ở mỗi thai phụ là khác nhau. Đôi khi chỉ có một triệu chứng xảy ra và nó cũng rất đột ngột.

3. Nguyên nhân chửa ngoài dạ con?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng này thường không rõ ràng. Có thể do tự nhiên hoặc do tình trạng sức khỏe của người mẹ.

3.1 Các điều kiện sau đây có liên quan đến chửa ngoài dạ con:

  • Ống dẫn trứng bị viêm và sẹo do bệnh, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật ổ bụng trước đó.
  • Các yếu tố nội tiết.
  • Dị dạng di truyền.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Các điều kiện khác ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.

3.2 Theo đó, nguyên nhân chửa ngoài dạ con có thể là do:

  • Mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, đặc biệt là nếu đã được chẩn đoán bị viêm phần phụ, viêm tiểu khung thì rất dễ bị chửa ngoài dạ con.
  • Do dị tật ống dẫn trứng.
  • Ống dẫn trứng bị chèn ép từ ngoài hoặc có khối u trong lòng ống gây chít hẹp ống dẫn trứng khiến trứng không thể di chuyển trong ống dẫn trứng vào buồng tử cung để làm tổ.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị chửa ngoài dạ con

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị chửa ngoài dạ con, tuy nhiên những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao nhất:

  • Phụ nữ trên 35 tuổi.
  • Từng phẫu thuật vùng chậu, bụng hoặc phá thai nhiều lần.
  • Từng bị bệnh viêm khung chậu.
  • Từng bị lạc nội mạc tử cung.
  • Thụ thai được hỗ trợ bởi thuốc hoặc các biện pháp y tế khác, điển hình nhất là thụ tinh nhân tạo.
  • Hút thuốc lá.
  • Từng có tiền sử thai ngoài tử cung,
  • Từng bị các bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, giang mai,…
  • Ống dẫn trứng có cấu trúc bất thường, bẩm sinh.
  • Sự thụ thai xảy ra mặc dù đã thắt ống dẫn trứng hoặc đặt thiết bị ngừa thai trong tử cung.

5. Chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không và phương pháp điều trị ?

5.1 Chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không?

chua-ngoai-da-con-la-la-gi-va-dau-hieu-nhan-biet-voh-2

Thai ngoài tử cung có thể bị vỡ nếu không kịp thời phát hiện

Chửa ngoài dạ con là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Hậu quả của việc thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào khi không phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời.

Khi vỡ máu chảy ồ ạt vào trong ổ bụng, người bệnh có thể bị ngất xỉu và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Hoặc nếu may mắn sống sót thì sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản và tâm lý về sau.

Do đó, nếu thấy bản thân có triệu chứng chửa ngoài dạ con thì chị em nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm sẽ giúp chị em an toàn, giảm thiểu được các rủi ro sức khỏe hiện tại và sau này.

Xem thêm: Trước khi mang thai cần chích ngừa những loại vắc-xin nào?

5.2 Phương pháp điều trị chửa ngoài dạ con

Chửa ngoài dạ con thật sự không an toàn cho người mẹ, hơn nữa thai nhi cũng sẽ không phát triển được bình thường. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào vị trí thai và sự phát triển của nó.

5.3 Dưới đây là các biện pháp có thể áp dụng để điều trị chửa ngoài dạ con:

  • Thuốc: Đây là liệu pháp đầu tiên thường được sử dụng. Thuốc sẽ ngăn chặn sự phát triển của tế bào, từ đó phôi thai chết dần và cơ thể tự đào thải ra bên ngoài. Thuốc không gây tổn thương cho ống dẫn trứng, tuy nhiên chị em có thể không có thai trong vài tháng sau khi dùng thuốc.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ rạch một vết rạch nhỏ, loại bỏ phôi hoặc lấy phôi thai ra bên ngoài cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, cách này có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến việc mang thai sau này.

Lưu ý:

Sau phẫu thuật, người mẹ cần phải chăm sóc cơ thể cẩn thận. Đặc biệt là phải giữ cho vết mổ được khô thoáng và sạch sẽ.

Theo dõi, kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng như:

  • Chảy máu nhiều không thuyên giảm.
  • Có mùi hôi khó chịu.
  • Sưng, đỏ, nóng.

>>> Lời khuyên:

Một số lời khuyên cho phụ nữ sau phẫu thuật loại bỏ phôi thai:

  • Không mang vác đồ quá nặng.
  • Uống nhiều chất lỏng để ngăn ngừa táo bón.
  • Sử dụng băng vệ sinh hàng ngày.
  • Kiêng quan hệ vợ chồng.
  • Nghỉ ngơi nhiều trong tuần đầu tiên, sau đó nên vận động nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày.
Mẹ bầu cần biết: Ra máu 3 tháng đầu thai kỳ, đến bác sĩ ngay: Việc thai phụ bị xuất huyết trong 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng rất thường gặp. Cần phân biệt và lưu ý các dấu hiệu xuất huyết có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

6. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

6.1 Hỏi: Chửa ngoài dạ con bao lâu thì vỡ?

Đáp: Không có thời điểm chính xác, thời gian tùy thuộc vào mỗi trường hợp, phôi thai có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào. Có người bị vỡ chỉ sau vài tuần sau khi thụ thai, có người bị vỡ trong vài tháng sau dẫn đến sinh non.

6.2 Hỏi: Chửa ngoài dạ con siêu âm có thấy không?

Đáp: Phải đợi tối thiểu 5 tuần sau khi thụ thai mới có thể phát hiện được có thai hay không và thai có nằm ngoài tử cung hay không thông qua siêu âm.

6.3 Hỏi: Chửa ngoài dạ con thử que có lên vạch không?

Đáp: Có, vì thực tế bạn đang có thai nhưng thai nhi sẽ không thể phát triển được như bình thường.

6.4 Chửa ngoài dạ con có giữ được không?

Đáp: Trên 90% trường hợp là không thể giữ thai. Hầu hết các bác sĩ khuyên người mẹ không nên giữ lại thai, bởi sẽ rất nguy hiểm cho họ và em bé cũng không thể phát triển như bình thường.

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp, người mẹ nhất quyết giữ lại thai, trong đó chỉ một số ít trường hợp là cả mẹ và con đều an toàn.

Việc giữ lại thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sức khỏe người mẹ và tình hình phát triển của thai nhi.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em nhận thức một cách rõ ràng, đầy đủ và chính xác nhất về hiện tượng chửa ngoài dạ con để từ đó chị em có thể ngăn ngừa hoặc nhận biết sớm và điều trị kịp thời hiện tượng này.

Bình luận