Tiêu điểm: Nhân Humanity

Thai nhi 12 tuần và những sự biến đổi diệu kỳ

(VOH) – Thai nhi 12 tuần chứng tỏ mẹ đã sắp bước qua giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Sẽ có những thay đổi nhất định trong cơ thể mẹ và bé, cùng tìm hiểu xem ở tuần này, bé đã phát triển đến đâu rồi nhé!

Đây là tuần cuối cùng trong chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Bụng vẫn chưa quá lớn để cảm thấy cồng kềnh cũng như các triệu chứng nghén khi mang thai cũng đã bắt đầu giảm xuống.

1. Các xét nghiệm thai nhi tuần 12 cần làm

Thai nhi 12 tuần tuổi là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và cũng là giai đoạn thích hợp để thực hiện các xét nghiệm cơ bản để xác định có hay không các dị tật ở thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của người mẹ.

thai-nhi-12-tuan-va-nhung-su-bien-doi-dieu-ky-voh

Có rất nhiều xét nghiệm mẹ cần thực hiện ở tuần thai thứ 12 (Nguồn: Internet)

Các xét nghiệm mà bạn có thể sẽ phải thực hiện khi em bé được 12 tuần tuổi đó là:

  • Xét nghiệm nhóm máu của mẹ.
  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test.
  • Xét nghiệm Rubella IgM và IgG.

Lưu ý: Nếu thai nhi 11 tuần tuổi vẫn chưa được thực hiện đo độ mờ da gáy thì ở tuần này, bạn có thể sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm này.

Xem thêmCác mốc xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ mẹ bầu không thể bỏ qua

2. Sự phát triển thai nhi 12 tuần tuổi

Khi được 12 tuần tuổi, thai nhi có thể nặng gần 15 gram, dài khoảng 5.5cm tính từ đầu đến chân. Bây giờ bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

  • Những tế bào thần kinh và các khớp thần kinh phát triển một cách nhanh chóng trong não bé.
  • Tim thai bé sẽ đập nhanh gấp đôi ba lần người mẹ và bạn dễ dàng nhận ra nhịp tim thai nhi thông qua thiết bị hỗ trợ khi siêu âm.
  • Ngón tay và ngón chân đã tách rời và vân tay cũng đã xuất hiện.
  • Các đặc điểm khuôn mặt của bé tiếp tục định hình rõ hơn, đặc biệt là mũi và cằm.
  • Dây âm thanh được hình thành.
  • Ruột của bé trước đây nối trực tiếp vào dây rốn và phát triển nhanh chóng bên ngoài cơ thể, nay đã gấp gọn lạ và di chuyển dần vào trong khoang bụng.
  • Thận cũng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé.
  • Cơ quan sinh dục hoàn thiện hơn và có thể xác định được trai hay gái nhưng vẫn chưa rõ ràng.

thai-nhi-12-tuan-va-nhung-su-bien-doi-dieu-ky-1-voh

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi (Nguồn: Internet)

Đặc biệt, trong tuần thai thứ 12 bé đã bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Ngón tay của bé có thể co và duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra, cơ mắt khép chặt và miệng của bé đã có chút phản xạ. Vào thời điểm này, nếu bạn gõ hay chọc nhẹ vào bụng, bé sẽ có phản ứng, tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để bạn có thể cảm nhận được những cử động thai này.

Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ

3. Dấu hiệu mang thai 12 tuần

Khi thai nhi được 12 tuần, cơ thể bạn có sự thay đổi nội tiết tố nên các hormone trong cơ thể bạn đã bắt đầu ổn định, từ đó các triệu chứng thời kỳ đầu mang thai như mệt mỏi vào buổi sáng và đi tiểu nhiều sẽ giảm bớt hoặc biến mất.

Hình dáng bên ngoài của bạn có thể đã đầy đặn hơn và bụng cũng có thể to hơn trước một ít. Do đó, ở tuần này bạn có thể chuyển sang mặc quần áo bầu.

Vùng kín luôn có dấu hiệu ẩm ướt do ra nhiều khí hư. Bạn không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị ra nhiều huyết trắng khi mang thai kèm theo có mùi hoặc có màu khác lạ thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, vì đây có thể là biểu hiện của việc nhiễm trùng âm đạo, nấm âm đạo hoặc bệnh lý phụ khoa khác.

Ợ nóng sẽ thường xuyên xảy ra ở tuần thai thứ 12. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, nhau thai sản xuất nhiều hormone progesterone làm giãn van ngăn cách dạ dày và thực quản, khiến dịch dạ dày chứa axit bị trào ngược lên thực quản, gây cảm giác nóng rát.

Chứng táo bón vẫn tiếp tục xuất hiện vì hệ tiêu hóa hoạt động chậm. Tuy nhiên, điều này lại có lợi cho thai nhi vì cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để hấp thu dưỡng chất cần thiết từ thức ăn.

Đặc biệt, bạn có thể gặp hiện tượng bài tiết sữa non để chuẩn bị cho những giọt sữa cung cấp dinh dưỡng cho bé sau 6 tháng nữa.

Xem thêm: Làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu có thai ở phụ nữ ?

4. Những điều lưu ý khi mang thai tuần thứ 12

Trong tuần này, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ vẫn còn rất ít, tuy nhiên khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ), em bé sẽ lớn rất nhanh nên nhu cần về nước, năng lượng và các chất dinh dưỡng sẽ tăng. Do đó bạn cần chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng hợp lý để không bị thiếu chất.

thai-nhi-12-tuan-va-nhung-su-bien-doi-dieu-ky-2-voh

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 12 tuần rất quan trọng (Nguồn: Internet)

4.1 Mang thai tuần 12 nên ăn gì ?

Khi thai nhi được 12 tuần, cảm giác hứng thú với chuyện ăn uống đã trở lại với bạn, do đó, nếu thấy đói bạn nên ăn ngay. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn luôn có nhiều thức ăn vặt dành cho bà bầu lành mạnh bên mình.

Luôn nhớ bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây và rau củ. Ở tuần này, triệu chứng táo bón vẫn còn vì thế ăn nhiều chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng, giảm được tình trạng táo bón.

Bổ sung đầy đủ sắt, canxi, axit folic, vitamin B1 thông qua thực phẩm hay sử dụng các loại thuốc uống theo chỉ định bác sĩ.

4.2 Khi thai nhi 12 tuần tuổi nên kiêng gì ?

  • Không nằm sấp: Nếu 3 tháng đầu bạn có thể nằm sấp vì tử cung vẫn còn được xương chậu bảo vệ, thì bắt đầu tuần thai thứ 12 việc nằm sấp có thể khiến bạn khó chịu, và giảm lượng máu truyền sang con. Vì thế, lúc này bạn cần quan tâm đến các tư thế ngủ của bà bầu để thai nhi được cung cấp đủ máu và dinh dưỡng, cũng như an toàn hơn cho bản thân mình.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Như vậy, khi thai nhi được 12 tuần tuổi, bạn đã có thể bắt đầu thảo luận cùng chồng về những vấn đề quan trọng như quan điểm nuôi dạy con, chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thai kỳ lẫn sau khi bé ra đời, ngân sách chuẩn bị cho con trong những năm đầu đời,... Bắt đầu sớm đối với những vấn đề này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt về kinh tế và thoải mái tâm lý hơn khi bé ra đời.

Bình luận