1. Vacxin sởi-quai bị-rubella là gì?
Vacxin sởi-quai bị-rubella có tên gọi là MMR II. Đây là dạng vacxin sống, giảm độc lực được điều chế từ virus sởi, virus quai bị và virus rubella.
Virus sởi và rubella được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người (HDC), virus quai bị được nuôi cấy trên nguyên bào sợi từ trứng gà sạch SPF. Sau đó, vacxin được đông khô có màu trắng và ánh vàng, có nước hồi chỉnh kèm theo.
2. Vacxin sởi quai bị rubella có chức năng gì?
Vacxin sởi MMR II giúp bảo vệ, chống lại 3 bệnh nguy hiểm là: sởi, quai bị và rubella (bệnh sởi Đức). Đây đều là những căn bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là dẫn đến tử vong.
2.1 Bệnh sởi
Các triệu chứng điển hình nhất của bệnh sởi bao gồm:
- Nổi phát ban
- Ho
- Sổ mũi
- Sốt
- Có đốm trắng trong miệng
Bệnh sởi có thể dẫn đến đến viêm phổi, nhiễm trùng tai và tổn thương não bộ.
2.2 Bệnh quai bị
Bệnh quai bị có thể gây ra các triệu chứng như:
- Sốt
- Đau đầu
- Sưng tuyến nước bọt
- Đau cơ
- Đau khi nhai hoặc nuốt
Nếu không điều trị kịp thời bệnh quai bị có thể gây ra điếc và viêm màng não.
2.3 Bệnh rubella (bệnh sởi Đức)
Các triệu chứng ban đầu của bệnh rubella bao gồm:
- Phát ban
- Sốt nhẹ đến vừa
- Đỏ mắt và viêm
- Sưng hạch bạch huyết ở sau cổ
- Viêm khớp (thường gặp ở phụ nữ)
Rubella có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho phụ nữ mang thai như gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.
Xem thêm: Vacxin 6 trong 1 nên tiêm lúc nào, để phòng những bệnh gì?
3. Ai nên và không nên chủng ngừa vacxin sởi-quai bị-rubella?
3.1 Đối tượng cần chủng ngừa
Tất cả mọi người đều được khuyến cáo nên tiêm vacxin MMR II để có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị, rubella.
Dưới đây là những đối tượng được khuyến nghị chủng ngừa vacxin sởi-quai bị- rubella:
- Trẻ em
- Người lớn
- Người chuẩn bị đi du lịch nước ngoài
3.2 Đối tượng không nên chủng ngừa
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), những người không nên chủng ngừa vacxin sởi-quai bị-rubella bao gồm:
- Từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng với các thành phần có trong vacxin
- Có phản ứng nghiêm trọng với một liều tiêm vacxin MMR II trong quá khứ
- Bị ung thư hoặc đang điều trị ung thư
- Bị HIV/AIDS hoặc có rối loạn hệ thống miễn dịch khác
- Đang sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn nhóm thuốc steroid
- Bị bệnh lao
Ngoài ra, việc tiêm ngừa vacxin sởi-quai bị-rubella có thể sẽ bị hoãn lại khi bạn:
- Đang bị bệnh
- Đã tiêm một loại vacxin khác trong 4 tuần qua
- Đang mang thai. Trong trường hợp đã lỡ tiêm mới biết mình mang thai, bạn hãy thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn các bệnh pháp chăm sóc thai kỳ phù hợp. Nên nhớ, việc tiêm vacxin MMR II không phải là yếu tố quyết định để chỉ định chấm chấm dứt thai kỳ.
4. Vacxin sởi-quai bị-rubella tiêm mấy mũi?
Phác đồ tiêm vacxin sởi-quai bị-rubella sẽ có sự khác nhau giữa các độ tuổi. Cụ thể như sau:
4.1 Trẻ từ 12 tháng đến 7 tuổi
- Mũi 1 chính là mũi tiêm đầu tiên
- Mũi 2 sẽ tiêm khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
4.2 Trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn
- Mũi 1 chính là mũi đầu tiên
- Mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
4.3 Phụ nữ
- Nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng vacxin phòng sởi-quai bị- rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng
Xem thêm: Tìm hiểu vacxin viêm gan B cho người lớn và trẻ em
5. Tác dụng phụ của vacxin sởi-quai bị-rubella
Giống như nhiều loại vacxin khác, vacxin phòng bệnh sởi-quai bị-rubella có thể gây ra các tác dụng phụ sau tiêm. Tuy nhiên, những tác dụng này thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêm chủng.
Các tác dụng phụ của vacxin sởi-quai bị-rubella từ nhẹ đến nghiêm trọng gồm có:
- Sốt nhẹ
- Đau và cứng khớp
- Co giật
- Số lượng tiểu cầu thấp
- Phản ứng dị ứng gây phát ban, sưng tấy và khó thở (cực kỳ hiếm gặp)
Nếu thấy trẻ có các triệu chứng trẻ trên bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời.
6. Những lưu ý cần nhớ sau khi tiêm vacxin sởi-quai bị-rubella
Sau khi tiêm vacxin MMR II cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Cho trẻ ở lại bệnh viện 30 phút sau khi tiêm để theo dõi các phản ứng (nếu có).
- Khi đưa trẻ về nhà, cha mẹ tiếp tục theo dõi trẻ liên tục từ 24 – 48 tiếng. Chú ý quan sát tinh thần của trẻ, nhiệt độ cơ thể, các vết ban đỏ, nhịp thở, ăn uống....
- Không chạm trực tiếp vào vùng tiêm của trẻ. Không dùng lá thuốc, chườm nóng hoặc lạnh lên vết tiêm chủng.
- Nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng cha mẹ chăm sóc trẻ tại nhà bằng các biện pháp như cho trẻ uống nhiều sữa/nước, dùng thuốc hạ sốt, mặc quần áo thoáng mát. Khi tình trạng không cải thiện hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế.
Tiêm chủng các loại vacxin nói chung và vacxin sởi-quai bị-rubella luôn là cách tốt nhất để trẻ phòng và chống lại nhiều bệnh tật nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm đúng lịch chủng ngừa để đạt hiệu quả tốt nhất.