Ngay từ khi mới chào đời, trẻ đã có ‘cơ hội’ tiếp xúc với rất nhiều kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Do đó, việc thực hiện tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là việc làm rất quan trọng và cần thiết nhằm giúp trẻ có được kháng thể chống lại các kháng nguyên (tác nhân gây bệnh).
1. Tại sao cần tiêm phòng vacxin cho trẻ em?
Theo bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt - Trưởng khoa Sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM chia sẻ trong chương trình Bé khỏe nhà vui, vacxin được xem như một thành tựu vĩ đại của nhân loại vì có thể giúp loại trừ được bệnh đậu mùa và bệnh bại liệt, đồng thời giúp trẻ tránh khỏi các bệnh lý đe dọa đến tính mạng như sởi, cúm, viêm gan B, viêm não Nhật Bản...
Việc trẻ không được tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa không đầy đủ sẽ không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân trẻ mà còn cho cả những đứa trẻ khác xung quanh. Bởi những trẻ không tiêm phòng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và khi mắc bệnh, bé sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh ra môi trường bên ngoài.
Thực hiện đúng lịch tiêm chủng cho trẻ sẽ giúp bé tránh được các tác nhân gây bệnh (nếu bé thực hiện tiêm chủng đầy đủ thì khả năng phòng ngừa bệnh tật có thể lên đến 99%), từ đó làm giảm gánh nặng cho gia đình và cho cả xã hội.
2. Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ em ở từng độ tuổi mới nhất
Hiện nay trên thị trường có khoảng 30 loại vacxin giúp phòng ngừa 19 bệnh truyền nhiễm, trong đó đã có 10 loại bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia (lịch tiêm chủng bắt buộc đối với trẻ em).
Các bậc cha mẹ không phải tốn chi phí khi cho con tiêm phòng 10 loại vắc-xin sau đây:
- Vacxin phòng bệnh lao
- Vacxin viêm gan B liều sơ sinh
- Vacxin phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib (vắc xin 5 trong 1)
- Vacxin phòng bại liệt (OPV)
- Vacxin phòng bệnh sởi
- Vacxin phòng tả
- Vacxin thương hàn
- Vacxin uốn ván
- Vacxin viêm não Nhật Bản
- Vacxin tiêm nhắc bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà
Xem thêm: Tiêm phòng bệnh bạch hầu cho người thân và gia đình trước khi quá muộn
2.1. Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi
Từ 0-12 tháng tuổi được xem là giai đoạn “vàng” để thực hiện tiêm phòng cho các bé. Thời điểm này sức đề kháng của các bé còn yếu, dễ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Tuổi/Vacxin | Sơ sinh | 2 tháng | 3 tháng | 4 tháng | 6 tháng | 8 tháng | 9 tháng | 10 tháng | 11 tháng | 12 tháng |
Phòng lao | x | |||||||||
HT kháng viêm gan B (mẹ mắc viêm gan B) |
x | |||||||||
Phòng viêm gan B | x | x | x | x | ||||||
Phòng viêm gan A | x | |||||||||
Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván | x | x | x | |||||||
Phòng bại liệt | x | x | x | |||||||
Phòng nhiễm HIB | x | x | x | |||||||
Phòng tiêu chảy do Rota Virus | Tiêm 2 hoặc 3 liều cách nhau ít nhất 1 tháng | |||||||||
Phòng viêm phổi, viêm màng não do phế cầu | x | x | x | x | ||||||
Phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu |
x | x | x | x | x | |||||
Phòng cúm mùa | Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất một tháng cho lần tiêm đầu tiên và hàng năm tiêm nhắc lại 1 liều duy nhất. | |||||||||
Phòng viêm não Nhật Bản | x | Tiêm 2 liều cách nhau từ 1 đến 2 tuần. | ||||||||
Phòng sởi | x | |||||||||
Phòng sởi, quai bị, Rubella | x | |||||||||
Phòng thủy đậu | x | |||||||||
Phòng viêm não mô cầu B +C |
x | x |
2.2. Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 - 12 tuổi
Trong giai đoạn 1 - 12 tuổi, các bé sẽ thực hiện tiêm mũi nhắc lại của một số bệnh và bổ sung tiêm phòng một số vacxin được khuyến cáo cho trẻ tiền dậy thì.
Tuổi/Vacxin | 15 tháng | 18 tháng | 2-3 tuổi | 4-6 tuổi | 7-10 tuổi | 11-12 tuổi |
Phòng viêm gan B | x | |||||
Phòng viêm gan A | x | |||||
Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván | x | |||||
Phòng bại liệt | x | |||||
Phòng nhiễm HIB | x | |||||
Phòng viêm não Nhật Bản | x | Tiêm nhắc lại 3 năm 1 lần đến khi trẻ đến 15 tuổi | ||||
Phòng sởi | Tiêm mũi nhắc lại | |||||
Phòng sởi, quai bị, Rubella | x | |||||
Phòng cúm mùa | x | |||||
Phòng thủy đậu | x | |||||
Phòng viêm não mô cầu A+C | Tiêm 1 liều Nhắc lại 1 liều sau 3 năm |
|||||
Phòng viêm não mô cầu B+C | ||||||
Phòng thương hàn | Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại 3 năm 1 lần | |||||
Phòng ung thư cổ tử cung | Tiêm 3 liều trong độ tuổi từ 9-26 tuổi | |||||
Phòng bệnh tả | Tiêm 1 liều và nhắc lại sau 14 ngày |
3. Các lưu ý khi thực hiện lịch tiêm chủng cho trẻ em
Theo bác sĩ Như Nguyệt - Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM, hầu hết các bé thực hiện việc tiêm chủng đều khỏe mạnh và chỉ có một vài trường hợp là chống chỉ định tuyệt đối. Với những trường hợp khác, các bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc, kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi tiêm.
Đối với các bậc phụ huynh, trước khi đưa trẻ đi tiêm ngừa Vacxinthì chỉ cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Lưu giữ cẩn thận hồ sơ sức khỏe của bé, sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng bé đã từng tiêm trước đây ở những cơ sở khác.
- Với những bé lớn hơn thì cha mẹ có thể giúp bé tạo tâm lý, tinh thần thoải mái khi chích ngừa.
- Với trẻ nhỏ thì hãy cho bé mặc quần áo rộng rãi để dễ dàng bộc lộ chỗ tiêm.
- Cho trẻ ăn uống bình thường, không cần kiêng cữ.
- Trong lúc bác sĩ thăm khám sàng lọc, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ tất cả các bệnh tật của con, những biểu hiện hoặc tiền sử dị ứng đã được ghi nhận.
- Cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, vì hầu hết các phản ứng phản vệ đều xảy ra từ 15 - 30 phút đầu sau khi tiêm.
- Khi về nhà, cha mẹ cần theo dõi bé thêm 24 tiếng, nếu bé có biểu hiện sốt trên 38,5 độ C hoặc các dấu hiệu bất thường hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, thăm khám.
Trên đây là những thông tin chính thống về lịch tiêm phòng cho trẻ mới nhất, các bậc cha mẹ nên chú ý để có thể đưa bé đi tiêm phòng, chích ngừa đầy đủ.
Cập nhật thông tin bổ sung lịch tiêm phòng cho trẻ em 2021
Trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế năm 2019 có một số thay đổi đáng chú ý so với trước đây như sau:
- Thay đổi vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem sang ComBe Five.
- Thay đổi vắc xin bại liệt theo đường uống sang đường tiêm.
- Sử dụng vắc xin sởi - rubella do Việt Nam tự sản xuất.
Những thay đổi này sẽ được triển khai từ tháng 6/2019.
Bạn có thể nghe thêm phần chia sẻ của bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt tại audio bên dưới: