Trẻ em bị cảm lạnh có thể ăn kem không?

VOH - Ăn đồ ngọt với mức độ vừa phải có thể khiến dễ chịu hơn nếu bị đau họng ở “giai đoạn cấp tính”.

Thông thường, các bậc cha mẹ cho rằng ăn đường hoặc ăn đồ ngọt sẽ gây ra đàm (hay còn gọi là đờm) và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm, nhất là viêm họng ở trẻ con nên nghiêm cấm trẻ con ăn đồ ngọt khi chúng bị cảm lạnh.

Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lại có quan điểm khác. Trong giai đoạn viêm “cấp tính”, trẻ con có thể ăn một ít kem thì vẫn không có vấn đề gì, ngược lại còn có thể khiến chúng dễ chịu hơn một chút.

tre-bi-cam-lanh-an-kem
Vẫn có thể cho trẻ con ăn một chút kem lạnh khi bị viêm họng, điều này có thể giúp giảm chút khó chịu do viêm họng gây ra - Ảnh: TVBS

Ăn lượng đường vừa phải có thể làm giảm đau họng?

Tô Nghiên Thần, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) chỉ ra rằng, các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính ở trẻ con bao gồm ho, có nhiều đàm… không liên quan trực tiếp đến việc ăn đường hay ăn đồ ngọt.

Ngược lại, trong giai đoạn cấp tính, có thể cho trẻ con ăn một lượng đồ ăn có vị ngọt thích hợp, có thể làm giảm cảm giác khó chịu do viêm họng gây ra.

Ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn đầu của cảm lạnh là giảm đau họng

Chuyên gia Tô Nghiên Thần cho rằng, việc trẻ em có thể ăn đồ ngọt khi bị cảm hay không sẽ phụ thuộc vào việc làm ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn đầu của cảm lạnh là giảm đau họng ở giai đoạn cấp tính, quá trình này sẽ mất khoảng 4 đến 5 ngày.

Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, việc giảm dần lượng đường hoặc đồ ngọt sẽ giúp giảm các phản ứng viêm tiếp theo.

Tuy nhiên, đối với các vấn đề hô hấp mãn tính như hen suyễn và dị ứng ở trẻ con, cơ thể ở trạng thái viêm nhiễm kéo dài, chuyên gia Tô Nghiên Thần không khuyến khích ăn đường hoặc đồ ngọt để giảm đau họng hoặc tiêu đàm quá nhiều do ho. Ngược lại, nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ con và giảm ho, đàm

Ngoài ra, một số người còn có cảm giác có nhiều đàm và ho sau khi ăn đường hoặc đồ ngọt. Nguyên nhân có thể là do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Chuyên gia Tô Nghiên Thần cho biết, khi trẻ ho mạnh, áp lực trong ổ bụng tăng lên, thực quản co ngắn lại, tim bị suy yếu, dễ gây trào ngược dạ dày thực quản. Các triệu chứng bao gồm dễ ho và có nhiều đàm ở cổ họng hơn. Chế độ ăn nhiều đường và nhiều chất béo là yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản. Trong tình huống như vậy, không nên ăn nhiều đồ có vị ngọt.

Hạn chế ăn đường tinh luyện hàng ngày theo độ tuổi

Chuyên gia Tô Nghiên Thần chia sẻ rằng, cha mẹ có thể hạn chế ăn đường tinh luyện cho con em mình khi chúng bị cảm lạnh cấp tính và sự khác biệt theo độ tuổi như sau:

•    Dưới 2 tuổi: không dùng đường tinh luyện.

•    Dưới 3 tuổi: ăn ít hơn 28 gram đường tinh luyện mỗi ngày (dưới 15 gram thì tốt hơn).

•    4 đến 6 tuổi: ăn ít hơn 35 gram đường tinh luyện mỗi ngày (dưới 18 gram thì tốt hơn).

•    7 đến 9 tuổi: ăn ít hơn 41 gram đường tinh luyện mỗi ngày (dưới 21 gram thì tốt hơn).

Chuyên gia Tô Nghiên Thần nhấn mạnh, các cha mẹ có thể tham khảo những nguyên tắc dưới đây để giúp con trẻ hiểu và sẵn sàng “hợp tác hơn” trong việc ăn đường hoặc ăn uống đồ ngọt:

1. Chú ý hơn đến việc uống đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, nước ép trái cây…) kẹo và thạch dẻo, những thứ này có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể.

2. Trong vòng 4 đến 5 ngày kể từ giai đoạn cảm lạnh cấp tính, ăn một lượng đường hoặc đồ ngọt thích hợp có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu.

3. Đối với những người mắc bệnh hen suyễn mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thì không nên dùng đường để giảm đau họng.

Bình luận