Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

8 cách đuổi muỗi bằng nguyên liệu thiên nhiên giúp căn nhà thơm mát

(VOH) - Muỗi đốt không chỉ đơn giản là nổi mẩn ngứa mà còn có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhưng không cần lo lắng vì có rất nhiều cách đuổi muỗi từ nguyên liệu thiên nhiên!

Mưa xuống là thời điểm muỗi sinh sôi nảy nở nên chúng ta cũng cần lưu ý thực hiện các cách đuổi muỗi để an toàn sức khỏe, vì đây là một loại côn trùng mang mầm bệnh nguy hiểm. Và để tiêu diệt, xua đuổi loài côn trùng này tránh xa chúng ta không khó, thậm chí còn có rất nhiều cách khác nhau đấy!

Đặc tính của loài muỗi

Vòng đời biến hóa của muỗi là chu trình gồm: Trứng -> Ấu trùng (bọ gậy) -> Nhộng (lăng quăng) -> Trưởng thành (muỗi).

cach-duoi-muoi-don-gian-voh
Vòng đời biến hóa của muỗi (Nguồn: Internet)

Muỗi đẻ trứng trên mặt nước, sau 2 – 3 ngày sẽ nở thành ấu trùng (bọ gậy), bọ gậy không có chân nhưng có đầu và bơi trong nước, nó ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật. Sau đó, bọ gậy phát triển thành lăng quăng rồi thành muỗi.

Muỗi đực hút nhựa cây và trái cây, muỗi cái hút máu người để có chất dinh dưỡng nuôi trứng. Thường xuyên bị muỗi cắn sẽ gặp nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, sốt vàng da, sốt rét, sốt xuất huyết,…

Muỗi cái nhận diện đối tượng hút máu bằng mùi vị và cảm nhận nhiệt, nhạy cảm với khí CO2 và một số mùi trong mồ hôi, nó còn có thể cảm nhận tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên ngoài con người những động vật và chim máu nóng cũng thường xuyên bị muỗi chích.

Những nơi có khí hậu ấm áp như Việt Nam, châu Phi chính là môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển, sinh sôi, nảy nở.

Các cách đuổi muỗi đơn giản

Chính vì muỗi chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm nên chúng ta không được chủ quan mà cần có biện pháp phòng ngừa, trước mắt là thực hiện những cách đuổi muỗi sau:

  1. Cách đuổi muỗi bằng sả

cach-duoi-muoi-don-gian-voh-1
Mùi thơm của sả khiến muỗi xa lánh (Nguồn: Internet)

Một trong những cách đuổi muỗi đơn giản và ít tốn kém đó chính là sả. Bạn chỉ cần mua vài nhánh sả, cắt bớt lá già, đập dập rồi treo nó vào các góc tối để xua muỗi đi, bằng cách này còn giúp căn phòng thoang thoảng hương sả vô cùng thoải mái.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho sả vào nồi nước nấu sôi, để nước nguội bớt thì cho vào bình đem xịt rèm cửa, góc tối,… để đuổi muỗi.

  1. Cách đuổi muỗi bằng tỏi

cach-duoi-muoi-don-gian-voh-2
Tinh dầu từ tỏi chẳng những khiến kiến, gián, chuột,… e ngại mà muỗi cũng không ưa (Nguồn: Internet)

Tỏi chính là kẻ thù của nhiều loại côn trùng, và bạn có thể áp dụng những cách sau để đuổi muỗi:

Ăn tỏi: Mùi tỏi sẽ thoát ra từ các lỗ chân lông nếu bạn ăn nhiều tỏi nhưng bạn đừng lo lắng vì nó rất nhẹ không thể cảm nhận bằng mũi. Còn với những con muỗi hút máu, nó rất nhạy cảm với mùi hương và chắc chắn sẽ ngửi ra và chạy xa.

Nấu nước tỏi: Cho tỏi vào nồi nước nấu sôi, để nguội bớt rồi cho vào bình xịt, xịt trong các góc nhà, góc kẹt nơi muỗi ẩn trú, chúng sẽ bỏ ổ mà đi xa.

  1. Cách đuổi muỗi bằng dầu gió

cach-duoi-muoi-don-gian-voh-3
Vị cay nồng của dầu gió chính là kẻ thù số một của loài muỗi đáng ghét (Nguồn: Internet)

Ở những nơi có muỗi như rèm cửa bạn hãy pha dầu gió với một ít nước và xịt vào đó. Còn các góc tối thì mở nắp dầu gió và đặt vào đó. Ngoài ra, bạn có thể thoa dầu gió trực tiếp lên da để phòng muỗi đốt.

  1. Cách đuổi muỗi bằng vỏ quýt, vỏ cam

cach-duoi-muoi-don-gian-voh-4
Đốt nến bên trong vỏ cam, vỏ quýt là một cách giúp tinh dầu lan tỏa ra xung quanh xua muỗi (Nguồn: Internet)

Thay vì bỏ đi, sau khi ăn xong bạn hãy giữ lại vỏ cam, vỏ quýt rồi đem nó phơi khô. Để xua muỗi, bạn cho vào một khây sắc và đốt nó, tinh dầu có trong vỏ cam, vỏ quýt sẽ khiến muỗi e sợ và bỏ đi đồng thời cũng mang lại hương thơm thoang thoảng cho căn phòng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lột vỏ cam quýt một cách khéo léo sao cho nó vẫn giữ được nguyên hình dạng. Bạn cấm nến và đốt lên, hơi nóng từ đèn cầy sẽ giúp tinh dầu từ vỏ cam, vỏ quýt tỏa ra xua đuổi muỗi.

  1. Cách đuổi muỗi bằng nước rửa chén

cach-duoi-muoi-don-gian-voh-5
Nước rửa chén sẽ thu hút muỗi (Nguồn: Internet)

Muỗi rất yêu thích nước rửa chén, do đó bạn chỉ cần cho nước rửa chén vào một chiếc đĩa rồi đặt nó ra sau hè, muỗi sẽ bu lại đó, hạn chế bay vào nhà “tác oai, tác oái”.

  1. Cách đuổi muỗi bằng cách xông tinh dầu

cach-duoi-muoi-don-gian-voh-6
Xông tinh dầu thơm nhà xua đuổi muỗi (Nguồn: Internet)

Mùi hương từ các loại tinh dầu như tinh dầu sả, tinh dầu tràm trà, tinh dầu oải hương,… giúp chúng ta xả stress, thư giãn, tập trung tinh thần nhưng lại khiến loài muỗi hoảng sợ, xa lánh. Một trong những cách đuổi muỗi thường được áp dụng chính là xông tinh dầu trong phòng.

  1. Cách đuổi muỗi bằng bia

cach-duoi-muoi-don-gian-voh-7
Muỗi rơi vào hỗn hợp bia và không thoát ra được (Nguồn: Internet)

Bạn cho một ít xà bông, đường vào bia rồi đặt nó ở góc giường, chân ghế, tủ bếp,… muỗi sẽ bị thu hút bởi hỗn hợp này và rơi vào đó, dính vào nước không bay lên được sẽ chết ngay.

  1. Cách bắt muỗi bằng chai nhựa

Có một nguyên lý là muỗi định vị con mồi bằng cách tiếp cận đối tượng tỏa ra lượng khí CO2. Lợi dụng việc này ta sẽ dễ dàng chế được cái bẫy bắt muỗi từ baking soda và đường, vì sự kết hợp của 2 nguyên liệu này sẽ xuất ra khí CO2.

Nguyên liệu làm bẫy bắt muỗi:

  • Chai nhựa: 1 chai loại 1,5 lít
  • Đường: 50g
  • Baking Soda: 5g
  • Nước ấm: 200ml
  • Giấy báo

Cách thực hiện:

cach-duoi-muoi-don-gian-voh-8
 
  • Bước 1. Cắt rời 1/3 miệng chai nhựa.
  • Bước 2.  Cho 200ml nước ấm, 50g đường vào đáy chai, khuấy đều cho tan.
  • Bước 3. Đợi đến khi nước nguội bớt thì cho 5g baking soda vào.
  • Bước 4. Úp ngược miệng chai vào đáy chai, dùng băng keo dán lại.
  • Bước 5. Dùng giấy báo bọc xung quanh chai.
  • Bước 6. Đặt chai vào góc tối để nhử muỗi. Khi đó, khí CO2 từ hỗn hợp trong chai toát ra, muỗi đánh hơi được bu vào rồi bị kẹt luôn trong đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đuổi muỗi bằng một số cách chuyên dụng như đốt nhang muỗi, dùng vợt điện, dùng bình xịt muỗi, diệt muỗi bằng hóa chất, thuốc tẩm mùng,…

Vì khí hậu Việt Nam nóng ẩm, đặt biệt là ở miền Tây là nơi phù hợp để muỗi sinh sôi nảy nở nên cần thực hiện nhiều biện pháp đuổi muỗi cho an toàn. Vì sau khi bị muỗi đốt không chỉ đơn thuần là nổi mẩn đỏ và ngứa mà còn có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Xem thêm:

Bình luận