Tìm hiểu nguyên tắc thiết kế và các mẫu sàn nhà đẹp phổ biến nhất

(VOH) - Khi xây dựng nhà cửa, bên cạnh việc thiết kế tường, trần và bố trí nội thất chúng ta cũng cần phải chú tâm tới sàn nhà - bộ phần có ảnh hưởng đến phối cảnh của tổng thể không gian.

1. Mục đích của thiết kế và lắp đặt sàn nhà

Cũng giống như các kết cấu khác của ngôi nhà, sàn nhà sẽ đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. 

1.1 Chịu lực nâng đỡ 

Trong kiến trúc, sàn nhà có nhiệm vụ chịu lực và bao che. Sàn nhà phải gánh trọng lượng của người, đồ đạc và máy móc trên bề mặt, do đó khi xây dựng cần tuân thủ đúng nguyên tắc và độ cứng của sàn, nhằm đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.

1.2 Tạo điểm nhấn thẩm mỹ của ngôi nhà 

Vì sàn nhà nằm dưới chân và chiếm nhiều diện tích nên ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ ngôi nhà của bạn. Nếu muốn thay đổi hay xây dựng lại căn nhà cũng đều nên bắt đầu từ sàn nhà. Bộ phận này sẽ tác động tới cảm giác về không gian, chúng có thể khiến bạn thấy ngôi nhà trở nên rộng rãi hơn hoặc nhỏ lại, ấm cúng hơn hoặc sang trọng, lộng lẫy hơn.

tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-0
Sàn nhà có tác động tới cảm giác không gian lớn nhỏ, ấm cúng hay sang trọng khi bước vào căn nhà 

1.3 Đảm bảo thuận tiện trong sinh hoạt

Mọi hoạt động đi đứng, nằm, ngồi của các thành viên gia đình đều diễn ra ngay trên khu vực này, chính vì vậy lắp đặt và thiết kế sàn nhà đều nhằm mục đích tăng tính tiện nghi trong sinh hoạt. 

2. Nguyên tắc thiết kế sàn nhà

Thiết kế sàn nhà phải dựa trên các yếu tố như được tác động cơ học, chống chịu tác động xâm thực của axit, giảm thiểu tính dẫn nhiệt và truyền âm, đồng thời cũng dễ dàng vệ sinh. Do đó, để đảm bảo an toàn và sử dụng tốt, thiết kế sàn nhà đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

2.1 Đảm bảo chịu lực

Sàn nhà phải chịu tải trọng của rất nhiều thứ, từ tường vách đến con người, đồ vật. Vì vậy, khi thi công sàn nhà cần đạt tiêu chuẩn về khả năng chịu lực, không bị nứt hay sập gây nguy hiểm tính mạng cũng như làm hư hỏng đồ dùng.

2.2 Cách âm và cách nhiệt

Để đảm bảo công năng, sàn nhà phải giải quyết được vấn đề cách âm, cách nhiệt bởi hai tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến việc đi lại, làm việc và nghỉ ngơi của người ở. Âm thanh giữa các tầng nên được sàn nhà ngăn chặn, giảm bớt cường độ. Tính cách nhiệt của sàn phải đảm bảo mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. 

tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-1
Sàn nhà phải đảm bảo cách âm, cách nhiệt tốt 

2.3 Có khả năng chống cháy

Sàn nhà phải được thiết kế từ chất liệu không cháy và chịu được nhiệt độ cao, không dễ bị biến dạng. Những trường hợp sử dụng chất liệu dễ cháy thì cần phải có biện pháp phòng chống cháy, chẳng hạn như quét phủ lớp vật liệu khó cháy lên bề mặt sàn.

2.4 Chống ăn mòn và chống thấm

Tùy theo vị trí và tính chất sử dụng ở mỗi không gian mà sàn nhà có những yêu cầu cấu tạo khác nhau. Chẳng hạn sàn nhà vệ sinh luôn luôn tiếp xúc với nước thì cần cấu tạo chống thấm, chống ẩm và chịu mài mòn tốt.

2.5 Đảm bảo thẩm mỹ, vệ sinh

Khi thiết kế và lựa chọn sàn nhà, chủ nhà nên cân nhắc để phù hợp với phong cách nội thất của cả ngôi nhà. Bên cạnh đó, cấu tạo mặt sàn cần dễ vệ sinh và lau chùi, không bám bụi, chống trơn trượt, đặc biệt có thể bảo trì hoặc sửa chữa sau một khoảng thời gian sử dụng.

3. Các mẫu sàn nhà đẹp phổ biến nhất 

Phụ thuộc vào tài chính cùng phong cách thiết kế nội thất, mỗi gia chủ sẽ lựa chọn mẫu sàn nhà phù hợp nhất. 

3.1 Sàn nhà gỗ

Gỗ mang lại cảm giác sang trọng và thanh lịch cho không gian tổng thể của ngôi nhà của bạn. Sàn gỗ hiện nay được chia thành hai nhóm chính là sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Mặc dù giá thành khá đắt đỏ (nhất là sàn gỗ tự nhiên), dễ bị mọt ăn và khả năng chống thấm không cao, sàn gỗ vẫn có những ưu điểm thu hút nhiều người lựa chọn.

Sàn gỗ có chất lượng không tuổi, chỉ cần được tân trang lại hoặc chà nhám sẽ trở về trạng thái ban đầu. Chất liệu này cũng ít bị hư hại và đẹp mãi theo thời gian. Việc lắp đặt sàn gỗ không đòi hỏi quá nhiều chuyên môn, công đoạn bảo trì và vệ sinh sàn gỗ cũng dễ dàng. Đặc biệt, sàn gỗ rất tốt cho trẻ em và người già vì vi trùng và bụi khó bám trên bề mặt gỗ. 

Một số mẫu sàn nhà gỗ tham khảo:

tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-2
 
tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-3
 
tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-4
 
tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-5
 

3.2 Sàn nhà nhựa

Nếu kinh phí không cho phép chủ nhà chọn sàn gỗ thì sàn nhựa chính là giải pháp thay thế thích hợp nhất. Được biết đến với tên gọi nhựa giả gỗ lót sàn hay sàn nhựa giả gỗ, các miếng sàn nhựa được sản xuất từ nhựa PVC nguyên sinh, bột đá và các chất phụ gia. Hình dáng rất giống gỗ thật, các vân gỗ tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Sàn nhựa không có khả năng điều hòa nhiệt độ, không chịu được tải nặng và khó điều chỉnh khi dán sai, thế nhưng đây là loại chất liệu giá thành hợp lý, mẫu mã rất đa dạng. Các vân gỗ trên bề mặt chống trơn trượt rất tốt, khả năng ăn mòn thấp lại chống cháy và chống ẩm tốt. Vì vậy mà sàn nhựa rất phù hợp cho không gian phòng bếp và phòng tắm.

Một số mẫu sàn nhà nhựa tham khảo:

tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-6
 
tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-7
 

3.3 Sàn nhà gạch men 

Sàn nhà gạch men là loại sàn nhà phổ biến nhất từ trước đến nay. Gạch men với đặc tính cứng, lạnh nên phù hợp với khí hậu nóng ở miền Nam và miền Bắc vào mùa hè.

Gạch men với sự đa dạng về kích thước, hoa văn, màu sắc và có tuổi thọ lâu bền mà giá thành phù hợp. Một số loại gạch được tráng men hoặc tráng bằng thủy tinh lỏng giúp chúng dễ lau chùi hơn. Dẫu vậy, loại sàn này rất dễ trơn trượt và sứt mẻ, nếu muốn thay thế thường rất khó khăn.

Một số mẫu sàn nhà gạch men tham khảo:

tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-8
 
tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-9
 
tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-10
 
tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-11
 

3.4 Sàn nhà 3D

Sàn nhà 3D giống như một bức tranh nghệ thuật kích thước lớn, với từng đường nét sáng tối làm cho nơi đi lại trở nên độc đáo hơn. 

Sàn nhà 3D được làm bằng 3 cách: dùng gạch, tranh 3D in sẵn hoặc vẽ bằng sơn. Loại sàn này có rủi ro về độ bền màu, sức chịu va đập, trầy xước. Song bù lại sàn nhà 3D không giới hạn ý tưởng sáng tạo, mẫu mã đa dạng, phong phú theo sở thích. Điều này khác hoàn toàn với sàn gỗ, nhựa hay gạch men.

Một số mẫu sàn nhà 3D tham khảo:

tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-12
 
tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-13
 
tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-14
 

Sàn nhà là một trong những kết cấu luôn được cất nhắc đến đầu tiên khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà. Với những gợi ý trên, hy vọng các gia chủ có thể chọn được mẫu sàn nhà phù hợp với điều kiện, gu thẩm mỹ cùng phong cách nội thất đang “theo đuổi”. 

tim-hieu-nguyen-tac-thiet-ke-va-cac-mau-san-nha-dep-pho-bien-nhat-voh-15
The Peak: Biểu tượng hoàn hảo cho những giá trị tuyệt đỉnh
Bài viết được tài trợ bởi Công Ty TNHH Phát Triển Phú Mỹ Hưng
Địa chỉ: Lầu 10, 801 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Q.7, TP. HCM
Tel: (028) 5411-9999 - Fax: (028) 5411-5999
E: info@phumyhung.com.vn