Tại khoản 6, Điều 12 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt được quy định như sau:
Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Mức phạt này áp dụng cho các hành vi:
Có điều kiện nhưng cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ.
Lợi dụng tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, gây sức ép hoặc xúi giục người khác gây rối trật tự.
Cản trở phương tiện giao thông, gây khó khăn trong xử lý vụ tai nạn.
Ném gạch, đá hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang lưu thông.
Chiếm dụng dải phân cách đường đôi làm nơi bày bán hàng hóa hoặc để vật liệu xây dựng, giữ xe.
Xử phạt hành vi xóa dấu vết hiện trường
Ngoài ra, tại khoản 8, Điều 12, Nghị định 168/2024 còn quy định:
Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Mức phạt này áp dụng cho hành vi cố ý thay đổi hoặc xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông, trừ các trường hợp được nêu cụ thể tại các điều khoản khác trong Nghị định.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (nay được thay thế bởi Nghị định 168/2024), việc xử phạt tập trung vào các trường hợp “không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu”. Tuy nhiên, Nghị định mới nhấn mạnh trách nhiệm cứu giúp khi “có điều kiện” chứ không cần phải có yêu cầu từ nạn nhân hay người xung quanh.
Điều này được đánh giá là phù hợp hơn trong việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của người tham gia giao thông, đồng thời góp phần giảm thiểu hậu quả đáng tiếc do tai nạn giao thông gây ra