Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Lắp điện mặt trời mái nhà phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC

(VOH) - Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an) ban hành văn bản hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà. 

Theo đó, các hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) thẩm duyệt thiết kế về PCCC như khu chế xuất, khu công nghiệp, học viện, trường đại học, bảo tàng, cảng hàng không... (phụ lục 4, nghị định số 79/2014) phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

điện mặt trời mái nhà
Điện mặt trời mái nhà đang được phát triển khá mạnh (Ảnh: HL)

Riêng đối với các công trình không thuộc danh mục phụ lục trên không phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC nhưng phải được hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC.

Tuy nhiên, Cục Cảnh sát PCCC cho rằng các tấm pin dạng phim mỏng thường chứa nhiều thành phần có khả năng bắt cháy cao hơn so với tấm pin dạng tinh thể, do đó cục này khuyến khích sử dụng tấm pin dạng tinh thể. 

Về bố trí thiết bị, Cục Cảnh sát PCCC khuyến cáo các tấm pin lắp đặt trên mái phải được chia thành các nhóm, dãy với kích thước không quá 40x40m cho mỗi nhóm, khoảng cách giữa 2 nhóm không được nhỏ hơn 1,5m; không bố trí tấm pin trong phạm vi 3m xung quanh lối ra các mái qua các buồng thang bộ... 

Đặc biệt, đơn vị này quy định không được lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy.

Các tấm pin năng lượng mặt trời trên thị trường có cấu tạo chủ yếu gồm các tấm kính, keo polymer EVA, Cell pin quang điện, tấm ốp lưng TPT và khung nhôm có khả năng chịu nhiệt cao, tuy nhiên, vẫn có nguy cơ gây ra hỏa hoạn.

Theo thống kê, tỉ lệ nguy cơ các tấm pin năng lượng mặt trời bắt lửa là 0.00125%, thấp hơn các thiết bị điện khác. Những trường hợp liên quan đến hoả hoạn do hệ thống năng lượng mặt trời là rất hiếm và trong khoảng 20 năm qua chỉ có 0,006% tức 75 vụ trên tổng cộng hơn 1,3 triệu hệ thống được lắp đặt gặp rủi ro cháy nổ. Tại Việt Nam cũng đã xảy ra một số vụ hỏa hoạn liên quan tới điện năng lượng mặt trời.

Hoả hoạn do các hệ thống mặt trời có thể xảy ra bởi dây dẫn điện bị đứt, hư hỏng, quy trình lắp đặt và sử dụng không đúng cách dẫn đến xung đột dòng điện… hoặc do điện áp của hệ thống tăng đột ngột vượt ngưỡng cho phép do lưới điện hoặc sấm sét đánh mạnh gần khu vực hệ thống.

Do đó, việc thiết kế, lắp đặt hệ thống điện mặt trời phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn để tránh nguy hiểm cho người sử dụng.

Xem thêm: 

Bình luận