Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Pháp lý Tài sản số: Động lực tăng trưởng kinh tế số 

VOH - Hội thảo “Pháp lý Tài sản số” sáng 6/12 nhằm góp ý dự thảo luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) trước khi trình Quốc hội tháng 5/2025.

Theo ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, Luật CNCNS được soạn thảo với mục tiêu thể chế hóa chủ trương, tạo môi trường pháp lý để phát triển ngành công nghiệp này; đóng góp vào chuyển đổi số, làm chủ các công nghệ chủ chốt của cách mạng 4.0 để giải quyết các bài toán phát triển của Việt Nam. 

ong-le-nam-trung-pho-cuc-truong-cuc-cong-nghiep-cong-nghe-thong-tin-va-truyen-thong-bo-thong-tin-va-truyen-thong_20241206110948
Ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: Phi Yến.

Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực VBA cho rằng, chúng ta đã có Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số, Công dân số; việc luật hóa Tài sản số - mắt xích kết nối giúp hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về chuyển đổi số.

Năm 2024, Việt Nam nhận về hơn 105 tỷ USD, giảm so với mức 120 tỷ USD của năm 2023 nhưng vẫn gấp khoảng 4 lần tổng số vốn đầu tư FDI và tương đương 1/4 so với tổng GDP cả nước.

Khi hành lang pháp lý được hoàn thiện, một phần trong số vốn này có thể sẽ được chuyển sang khu vực hợp pháp, đóng góp tích cực cho nền kinh tế và giảm thiểu những nguy cơ rửa tiền, tài trợ khủng bố hay lừa đảo trên không gian mạng, ông Trung nói thêm. 

hoi-thao-2_20241206111004
Các đại biểu tham dự hội thảo - Ảnh: Phi Yến.

Bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TT-TT cho biết, Tài sản số trên thế giới hiện chủ yếu đang thể hiện dưới dạng tài sản mã hoá, rất đa dạng về hình thức mà pháp luật hiện hành không thể quản lý hết chỉ bằng 1 bộ luật duy nhất. "Nếu muốn quản lý hết tất cả các loại hình tài sản này sẽ phải sửa rất nhiều luật khác như Luật Dân sự, Luật Ngân hàng,...

PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng TPHCM nhận định: tài chính - ngân hàng là ngành sẽ chịu tác động đầu tiên khi Tài sản số có hiệu lực, từ việc thay đổi những sản phẩm - dịch vụ đã có sẵn, đến việc tạo ra một lớp tài sản hoàn toàn mới đi cùng với những sản phẩm - dịch vụ cũng chưa từng có trước đây. 

Ông Trần Huyền Dinh, với cương vị CEO AlphaTrue - một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Web3 cho rằng, hành lang pháp lý rõ ràng về tài sản số sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp công nghệ.

Đây là hội thảo lần thứ 10 nhằm góp ý Luật CNCNS và hành lang pháp lý Tài sản số, tài sản mã hoá mà Hiệp hội Blockchain Việt Nam. 

Trích dự thảo 5.2, Luật Công nghiệp công nghệ số:
Định nghĩa tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản phù hợp với quy định pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.

Tài sản mã hóa là một loại tài sản số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bằng công nghệ chuỗi khối, công nghệ sổ cái phân tán hoặc công nghệ số khác tương tự.
Bình luận