Hậu trường "giả trân", không có tâm cũng chẳng có tầm của phim Hoa ngữ hiện nay

(VOH) - Ngày xưa diễn viên luôn cố gắng tự mình thực hiện mọi cảnh quay. Ngày nay, đến cả những yêu cầu cơ bản nhất mà diễn viên vẫn cần tiểu xảo, mánh khóe thay thế.

Gần đây, trang Sina của Trung Quốc đưa tin chỉ trích thực trạng phim truyền hình trong nước sản xuất ngày càng lạm dụng tiểu xảo hậu kỳ. Thay vì yêu cầu diễn viên cải thiện nghiệp vụ, tự học hỏi thêm để thực hiện các cảnh quay thì tổ sản xuất lại sử dụng nhiều mánh khóe hỗ trợ khiến tổng thể cảnh phim bị “giả trân”. 

Ví dụ như trong Trường Ca Hành - một bộ phim nổi tiếng của Địch Lệ Nhiệt Ba, cảnh cưỡi ngựa lại được thực hiện bởi diễn viên đóng thế. Có thể nói đối với dòng phim cổ trang Trung Quốc, cảnh cưỡi ngựa là một trong những cảnh không thể thiếu.

Những mánh khóe hậu trường của màn ảnh Trung Quốc 2
Việc phải dùng đóng thế trong trường đoạn chạy trốn khiến khán giả không được xem biểu cảm nhân vật

Vì là yếu tố đặc trưng cơ bản của thể loại nên không ít diễn viên đã học cách cưỡi ngựa để chuẩn bị cho vai diễn, chứng mình đây không phải chuyện bất khả thi. Thế mà vẫn có cơ số diễn viên khác cần có người đóng thế. Vì thế, cảnh quay chạy trốn của Địch Lệ Nhiệt Ba chỉ có thể quay sau lưng, không thể đặc tả được cảm xúc và biểu cảm nhân vật.

Đối với các cảnh quay trực diện, đặc tả những nhân vật đang ngồi trên lưng ngựa, ekip lại sử dụng một bộ khung chuyển động cho diễn viên ngồi lên và chỉ quay phần thân trên đang giả vờ lắc lư của họ. Từ đó, chúng ta có được cảnh quay “cưỡi ngựa” cực kỳ tiêu sái.

Hậu trường
Đoàn phim thường ưu tiên sử dụng mánh khóe để quay các cảnh cưỡi ngựa bởi nhiều lý do
Hậu trường
Thường là vì tiết kiệm chi phí, cũng có trường hợp vì diễn viên chưa học hoặc chưa quen với việc cưỡi ngựa
Hậu trường
 

Xem thêm: Vương Nhất Bác và Triệu Lộ Tư bị đài truyền hình trung ương chỉ trích là “rỗng tuếch”

Đến các cảnh võ thuật, đạo diễn lại sử dụng chân giả để cảnh quay được thuận lợi hơn. Cách này tuy tiện lợi nhưng mang đến những pha trình diễn võ thuật kém mãn nhãn, thiếu chân thật. Ngày nay, chúng ta ít khi được chiêm ngưỡng một trường đoạn đánh nhau xuyên suốt mà đa số là lợi dụng góc quay, hiệu ứng slow-motion, đạo cụ giả. Điều này khiến khán giả nhớ đến thời xưa, khi các diễn viên đầu tư tâm huyết cho vai diễn, thực sự tham gia các khóa võ thuật để tạo nên những thước phim giao đấu đầy chân thực, "đã" mắt.

Những mánh khóe hậu trường của màn ảnh Trung Quốc 4
Ekip dùng chân giả để quay và cắt ghép các cảnh giao đấu
Hậu trường
Cảnh xoạc chân cũng sử dụng tiểu xảo chứ không phải do diễn viên tự thực hiện

Bên cạnh những cảnh quay khó thì các đạo diễn thậm chí còn “cầu kỳ” hơn khi yêu cầu đóng thế cả phần bàn tay. Trong hậu trường phim Con Đường Rực Lửa, nam diễn viên Vương An Vũ đứng một bên nhìn diễn viên đóng thế quay cảnh tay riêng. Nam diễn viên Hoàng Hiên là người thường xuyên sử dụng "đóng thế tay" vì cấu trúc bàn tay anh khá tròn trịa, ngón tay ngắn như búp măng, không thể làm toát lên vẻ “bá đạo” cho nhân vật.

Những mánh khóe hậu trường của màn ảnh Trung Quốc 5
Đến cả tay diễn viên cũng được đóng thế để lên hình một cách đẹp nhất

Một trong những phân cảnh thường xuyên phải chiêu trò nhất chính là cảnh bế bạn diễn nữ, khiến nhiều người chán nản vì thể lực của diễn viên nam. Cần biết là thể lực yếu không hoàn toàn phụ thuộc vào hình thể mảnh mai hay cao to, mà phụ thuộc vào việc nam diễn viên ngày thường có rèn luyện đàng hoàng hay không. Nhiều nam nghệ sĩ có vóc dáng mỏng manh như La Vân Hi vẫn bế bạn diễn rất gọn gàng và nhẹ nhàng.

Nhưng không phải nam diễn viên nào cũng làm được như vậy, khiến các nữ nghệ sĩ thường rơi vào trạng thái ngượng ngùng trong xuyên suốt các cảnh quay "bế công chúa". Trong khi sự thật là vì tiêu chuẩn thẩm mỹ khắc khe mà các sao nữ Hoa ngữ thường rất gầy, cân nặng thường không quá 50-55kg dù đa số đều cao từ 1m60-1m70.

Hậu trường
 

Mỗi khi cần diễn cảnh bồng, bế bạn diễn, một số đoàn phim phải sử dụng những đạo cụ như những chiếc bục, tấm ván, chiếc thang,... cho nữ diễn viên ngồi lên. Nam diễn viên sẽ giả vờ làm động tác bế nhưng thực chất là nhân viên trong đoàn là những người đang nâng diễn viên nữ.

Lý Lan Địch từng bị chỉ trích vì khiến bạn diễn chật vật khi bế cô trong Mộng Hồi Đại Thanh. Nhiều khán giả yêu cầu Lý Lan Địch giảm cân khiến nữ diễn viên bị tổn thương tâm lý. Nhưng trên thực tế, vào thời điểm đó thì Lý Lan Địch vốn không nặng cân đến thế.

Những mánh khóe hậu trường của màn ảnh Trung Quốc 7
Thể lực của diễn viên bị đặt dấu chấm hỏi lớn

Trong phim Sở Kiều truyện, nam diễn viên Lâm Canh Tân cao gần 1,9 m nhưng không thể bế nổi Triệu Lệ Dĩnh nhỏ nhắn, chỉ cao đến ngang vai mình. Nam diễn viên Hứa Ngụy Châu cũng phải cố hết sức mới bế được bạn diễn Kiều Hân khi đóng chung trong phim Người Bạn Gái Tôi Không Thể Yêu. Trong khi sau này, khi hợp tác với Hồ Nhất Thiên, anh chàng lại bế Kiều Hân một cách dễ dàng, không có vẻ gì là chật vật.

Những mánh khóe hậu trường của màn ảnh Trung Quốc 6
Các cảnh bồng bế cần phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài

Trong Tam Sinh Tam Thế, Cao Vỹ Quang không những không bế nổi Địch Lệ Nhiệt Ba mà còn châm chọc cân nặng cô, khiến cô sinh ra ám ảnh tâm lý. Đến khi hợp tác với Ngô Lỗi, cậu chàng kém cô 7 tuổi này lại bế cô cách rất dứt khoát, nhẹ nhàng, giúp xóa tan gánh nặng tâm lý bấy lâu nay của cô. Ngoài ra còn rất nhiều sao nam khác cũng tương tự, thể lực kém nhưng không tự thấy ngại mà còn "mặt dày" ẩn ý chê bạn diễn của mình nặng cân.

Không chỉ các cảnh hành động cần hậu kỳ, nhiều diễn viên không rèn luyện giọng nói hay học thuộc kịch bản mà trông chờ cả vào lồng tiếng. Nhiều diễn viên gạo cội như Thành Long từng lên tiếng bày tỏ sự thất vọng khi thấy diễn viên trẻ thay vì học thuộc thoại thì lại đếm số trong cảnh quay, chờ hậu kỳ lồng tiếng lấp liếm. Đến thời gian gần đây, khi việc tự thoại dần phổ biến, nhiều diễn viên mới bị lộ tẩy khả năng đài từ cực kỳ yếu kém.

Đó là chưa kể đến việc nhiều diễn viên không diễn được cả cảm xúc cơ bản như cảnh khóc, phải sử dụng đến nước mắt giả. Hay như Nhậm Gia Luân cần phải dùng đến cơ bắp giả thay vì tăng cường tập luyện, thay đổi ngoại hình cho vai diễn.

Hậu trường
Viên Băng Nghiên và những lần nhỏ nước mắt giả cho cảnh khóc trong Lưu Ly
Hậu trường
AngelaBaby sử dụng nước mắt giả trước sự ngỡ ngàng của Lưu Đức Hoa
Hậu trường
Nhậm Gia Luân và bộ đồ cơ bắp

Việc thiếu sót cả về thể lực, diễn xuất, cảm xúc, đài từ lẫn sự đầu tư vào các kỹ năng bổ trợ cho vai diễn khiến đông đảo khán giả tự hỏi liệu đây là sự tiến bộ về thời đại khoa học công nghệ hay chỉ đơn thuần là sự thoái lùi trong nỗ lực với vai diễn, sự thiếu vắng tâm huyết cho sự nghiệp của lớp diễn viên trẻ, sự thiếu dụng tâm của đoàn làm phim?

Hãy cùng VOH Giải trí cập nhật những thông tin sao nhanh nhất tại chuyên mục phim nhé!