(VOH Podcast) Thành Tựu Y Khoa - Từ tháng 5 năm 2022, qua theo dõi dịch bệnh SXH tai thành phố, HCDC đã ghi nhận được thông tin dịch bệnh SXH có những diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng. Nhận định nguy cơ dịch bệnh SXH có thể tăng cao tại Việt Nam nói chung và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, HCDC đã liên tục cập nhật tình hình dịch, báo cáo và tham mưu một số giải pháp phòng chống dịch cho Ban Giám đốc Sở Y tế. Từ ngày 1/7/2022, Sở Y tế đã cho cập nhật bổ sung thêm chức năng phản ánh về phòng chống dịch SXH trong ứng dụng “Y tế trực tuyến” để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về các địa chỉ trong cộng đồng có nguy cơ gây dịch bệnh hoặc các ổ dịch sốt xuất huyết (có thể chụp ảnh, quay video clip, nhắn tin có địa chỉ cụ thể những nơi có nhiều muỗi, nhiều ổ lăng quăng hoặc có nguy cơ trở thành điểm gây dịch bệnh) giúp các đơn ngành y tế và các đơn vị chức năng có thông tin nhanh chóng để chuyển thông tin đến phòng y tế và chính quyền địa phương xử lý kịp thời giúp công tác phòng chống dịch được tốt và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong đó, HCDC được giao nhiệm vụ là bộ phận chính, thường trực về tiếp nhận và chuyển thông tin phản ánh đến các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương xác minh và xử lý cũng như thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá lại các phản ánh sau khi đã được các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương xử lý, tổng hợp, báo cáo.Khi nhận được những phản ánh cụ thể trong cộng đồng có nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết (thông qua ứng dụng Y tế trực tuyến), HCDC sẽ xác nhận và chuyển ngay thông tin phản ánh của người dân đến chính quyền địa phương để xử lý. Sau khi có báo cáo kết quả xử lý tại địa phương, chuyển thông tin phản hồi ngay trên ứng dụng Y tế trực tuyến đã xử lý hoàn tất để tất cả người dân có thể biết kết quả và HCDC sẽ lên lịch đi kiểm tra giám sát lại.Trong thời gian HCDC được giao nhiệm vụ là bộ phận chính, thường trực về tiếp nhận và chuyển thông tin phản ánh đến các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương xác minh và xử lý cũng như thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá lại đã nhận được tổng cộng 85 tin phản ánh từ 18 quận huyện và thành phố Thủ đức cụ thể gồm: Tháng 7 HCDC đã tiếp nhận và chuyển thông tin về quận huyện và thành phố xử lý là 51 tin phản ảnh, tháng 8 tiếp nhận và chuyển xử lý 23 tin phản ánh, tháng 9 nhận 8 tin phản ánh và đến tháng 10 hiện tại thì chỉ nhận được 3 tin phản ánh. Số lượng tin phản ánh giảm theo tình hình dịch bệnh SXH trên địa bàn thành phố.Trong phần “Phản ánh về phòng chống dịch SXH trong ứng dụng “Y tế trực tuyến”, HCDC là đơn vị tiếp nhận các phản ánh 24/7. HCDC đã triển khai nhiều hoạt động để truyền thông, thông tin trên địa bàn TP.HCM tại các Trung tâm y tế quận huyện để người dân dễ dàng tiếp cận. Về truyền thông, HCDC đã xây dựng qui trình tiếp nhận, đường dây nóng và truyền thông đăng tải công khai trên trang web hcdc.vn, phát trên kênh Fanpage, Youtube của HCDC. Bên cạnh đó, HCDC cũng phối hợp với các trang báo, đài truyền hình làm các phòng sự để thông tin về ứng dụng Y tế trực tuyến – Phản ánh về phòng chống dịch SXH.Trong thời gian thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về các địa chỉ trong cộng đồng có nguy cơ gây dịch bệnh hoặc các ổ dịch sốt xuất huyết HCDC đã tuyệt đối bảo vệ bí mật cá nhân đối với những cá nhân tham gia phản ảnh. Từ đó, HCDC nói riêng và ngành y tế nói chung đã tạo ấn tượng tốt và sự tin tưởng từ người dân trong cộng đồng.Trao đổi với PV về những thuận lợi và khó khăn khi vận hành ứng dụng Y tế trực tuyến để phòng dịch, Thạc sĩ Mai Xuân Phán – Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố, HCDC cho biết :Thành công trong việc khuyến khích người dân phản ánh thông tin về các địa chỉ trong cộng đồng có nguy cơ gây dịch bệnh hoặc các ổ dịch sốt xuất huyết (có thể chụp ảnh, quay video clip, nhắn tin có địa chỉ cụ thể những nơi có nhiều muỗi, nhiều ổ lăng quăng hoặc có nguy cơ trở thành điểm gây dịch bệnh) thông qua ứng dụng Y tế trực tuyến – Phản ánh về phòng chống dịch SXH đã giúp Sở Y tế, HCDC và chính quyền địa phương có thông tin phát hiện và xử lý sớm các địa chỉ có nguy cơ gây dịch bệnh trong cộng đồng nhăm hạn chế việc lây truyền bệnh SXH trong cộng đồng cho thấy ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đã có sự phối hợp và đáp ứng tốt với mọi tình huống, từ cộng đồng cho đến quận huyện và thành phố. HCDC, với nhiệm vụ được giao, đã tham mưu, triển khai xây dựng các quy trình tiếp nhận thông tin, chuyển thông tin xử lý, giám sát lại các địa chỉ sau xử lý tại TP.HCM.HCDC đã tham mưu tổ chức các lớp tập huấn phòng chống cho các trung tâm y tế, xử lý kịp thời hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng. HCDC đã phối hợp liên ngành với các cơ quan chức năng tại địa phương để bảo đảm việc tiếp nhận, xác minh và xử lý thông tin chính xác, hiệu quả, vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh vừa bảo đảm các quy định về an ninh quốc gia; với mục tiêu cao nhất là không để dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng, hạn chế tối đa số ca mắc bệnh SXH trong cộng đồng. Ngoài ra, năng lực về tiếp cận cộng đồng, xử lý và điều tra dịch tễ, truyền thông… của HCDC, đặc biệt đối với những trường hợp có địa điểm nhạy cảm, cũng được lưu ý và vận dụng hợp lý để xử lý triệt để nguồn lây truyền dịch bệnh SXH là muỗi. Chính nhờ cách tiếp cận phù hợp, cách phối hợp khai thác thông tin khéo léo mà ngành y tế Thành phố đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh SXH.Việc tiếp nhận, xử lý tốt các địa chỉ có nguy cơ gây dịch bệnh trong cộng đồng thông qua ứng dụng Y tế trực tuyến – Phản ánh về phòng chống dịch SXH đã cho thấy việc vận hành hiệu quả ứng dụng Y tế trực tuyến. Kết quả này có được trước hết là nhờ sự quan tâm kịp thời, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Sở Y tế trước nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng; kế đến là sự hỗ trợ chặt chẽ giữa các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành y tế. Và cuối cùng là sự nỗ lực, sáng tạo của tập thể Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố trong việc tham mưu và trực tiếp triển khai các hoạt động chuẩn bị và vận hành ứng dụng cũng như phối hợp với các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành y tế và trong việc tiếp cận phù hợp và truyền thông hiệu quả.Từ kết quả này, ngành y tế TP.HCM có thêm kênh thông tin sâu sát trong cộng đồng hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh SXH, với cách ứng xử phù hợp, với các mô hình phối hợp hiệu quả giữa các cá nhân, đơn vị trong và ngoài ngành y tế, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực phòng chống dịch bệnh, nhằm bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của người dân Thành phố.