‘Cái khó bó cái khôn’ - câu tục ngữ dạy ta bài học gì?

(VOH) – Ai trong chúng ta cũng có những mục tiêu cho cuộc sống. Tuy nhiên khi gặp những thử thách, khó khăn, đừng để 'Cái khó bó cái khôn'.

Thành ngữ, tục ngữ đôi khi ra đời không chỉ đơn giản là một bài học, một lời răn dạy mà nó còn là lời khuyên, lời động viên. Câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” chính là một lời động viên, nhắc nhở quan trọng mà cha ông ta để lại để dạy về lòng kiên nhẫn để đến với thành công.

1. "Cái khó bó cái khôn" là gì?

"Cái khó bó cái khôn" là một trong những tục ngữ quen thuộc trong kho tàng văn chương mà cha ông ta để lại. Thông thường khi cố gắng mà vẫn thất bại, không đạt được mục tiêu thì nhiều người thường sử dụng câu Cái khó bó cái khôn. Vậy thành ngữ này có nghĩa là gì?

“Cái khó” ở đây được hiểu là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Trường hợp này “cái khó” có thể hiểu là điều kiện sinh hoạt, môi trường sống, hoàn cảnh,... gây cản trở việc thực hiện công việc.

cai-kho-bo-cai-khon
Cái khó bó cái khôn ngụ ý những khó khăn cản trở dự định, kế hoạch đề ra

“Cái khôn” là nói đến sự nhạy bén, tư duy, sức phán đoán của con người trước vấn đề. Tuy nhiên “cái khó” lại “bó cái khôn”, “bó” ở đây như là sự trói buộc, bó lại ngăn cản việc thực hiện dự định, kế hoạch.

Câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" đang muốn ngụ ý rằng những khó khăn trong cuộc sống sẽ cản trở, kìm hãm sự khôn khéo, sáng suốt của con người. Hoặc có thể hiểu đơn giản “những việc khó khăn làm cho trí khôn của ta trở thành bất lực”. Qua đó, có thể thấy được hoàn cảnh khách quan cũng tác động một phần đến việc phát huy tài năng và sức mạnh của con người.

2. Tục ngữ Cái khó bó cái khôn mang đến bài học gì?

Ngoài “Cái khó bó cái khôn”, trong dân gian cũng có một câu với nghĩa tương tự đó là lực bất tòng tâm. Cả hai câu nói này đều thể hiện mong muốn thành công nhưng không đạt được. Chính vì thế bài học đầu tiên mà câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" muốn truyền đạt đó chính là lời động viên cho con người khi gặp phải những bế tắc, không tìm ra hướng giải quyết trong công việc.

Câu tục ngữ cũng mang đến một bài học sâu xa hơn đó chính là hoàn cảnh sẽ góp phần xây dựng nên tính cách con người, đồng thời cũng quyết định đến ý chí và ý thức. 

cai-kho-bo-cai-khon
hHàn cảnh sẽ góp phần xây dựng nên tính cách con người

Tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" thể hiện được quy luật khách quan của thực tế: vật chất sinh ra ý thức và hoàn cảnh quyết định đến tinh thần. Tuy nhiên, câu tục ngữ trên cũng chỉ mới nói lên được một phần quy luật mà chưa thể hiện được tác động ngược chiều của ý chí đối với vật chất.

Trong cuộc sống không phải mọi “cái khó” đều có thể bó buộc con người. Vẫn có rất nhiều người nhờ “cái khó” mà biết nỗ lực, cố gắng và phấn đấu để khắc phục được khó khăn và vươn đến thành công. Xét theo nghĩa tích cực thì thành ngữ "Cái khó bó cái khôn" đang dạy cho ta bài học về nghị lực sống, biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh và hướng đến những giá trị tốt đẹp.

Niềm tin là điều quan trọng và cần thiết trong mọi hoàn cảnh. Khi gặp bất cứ khó khăn nào, niềm tin và lòng kiên nhẫn chính là ngọn đèn chỉ đường. Chỉ cần bạn nắm bắt được thời cơ thì cơ hội sẽ đến, đừng vì khó khăn và hoàn cảnh mà quên đi khả năng của bản thân. Những cái khó đôi lúc cũng là cơ hội để chúng ta tìm ra những ý tưởng mới và khám phá được khả năng mới của bản thân.

Minh chứng cho việc “cái khó” có thể giúp con người phát triển khả năng thì dân gian cũng đã có câu “Cái khó ló cái khôn”. Cái khó ló cái khôn chỉ mới xuất hiện sau này nhưng đây chính là sự khẳng định cho trí tuệ và sức mạnh của con người trong việc khắc phục hoàn cảnh khó khăn.

Xem thêm: Tục ngữ ‘áo mặc sao qua khỏi đầu’ có nghĩa là gì và câu nói muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?

3. Ca dao, tục ngữ động viên vượt qua nghịch cảnh

Nếu nói "Cái khó bó cái khôn" là một lời động viên những người đang gặp khó khăn, thất bại thì trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam còn rất nhiều câu nói khác mang nghĩa này mà cha ông để lại. 

Những ca dao tục ngữ về động viên được đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha ta với mong muốn tiếp thêm một phần sức mạnh cho lớp người đi sau khi đối mặt với khó khăn trong cuộc sống chẳng hạn như:

  1. Có chí làm quan, có có gan làm giàu.​
  2. Mưu cao chẳng bằng chí dày.​
  3. Thua keo này bày keo khác.
  4. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.​
cai-kho-bo-cai-khon
  1. Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
  2. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.​
  3. Có chí thì nên​.
  4. Hữu chí cánh thành​.
  5. Có chí làm quan, có có gan làm giàu.​
  6. Chân cứng đá mềm.
  7. Thắng không kiêu, bại không nản.
  8. Nước chảy đá mòn.
  9. Thất bại là mẹ thành công.
  10. Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
  11. Có cứng mới đứng được đầu gió.
cai-kho-bo-cai-khon
  1. Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
  2. Mảng lo khó, bó không chặt.
  3. Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.
  4. Kiến tha lâu đầy tổ.
  5. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  6. Còn răng nào cào răng ấy
  7. Mưu cao chẳng bằng chí dày
  8. Người đời ai khỏi gian nan
    Gian nan có thuở thanh nhàn có khi.
  9. Có bột mới gột nên hồ
    Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
  10. Ai ơi giữ chí cho bền
    Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai.
  11. Trời nào có phụ ai đâu
    Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
  12. Non cao cũng có đường trèo
    Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
cai-kho-bo-cai-khon
 
  1. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
    Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
  2. Dẫu rằng chí thiễn tài hèn
    Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.
  3. Ai ơi đã quyết thì hành
    Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
  4. Có vất vả mới thanh nhàn
    Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
  5. Dù ai nói ngả nói nghiêng
    Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Trong cuộc sống mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thách thức. Điều quan trọng của mỗi người chính là đề ra mục tiêu, đừng để “cái khó” bó buộc “cái khôn” mà hãy để cái khó giúp ta tìm ra được cái khôn tiềm ẩn trong mỗi người.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet