Những thói quen này là:
1. Không ăn sáng
Nhiều người vẫn không xem trọng việc ăn sáng và không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng. Điều này có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng để nuôi dưỡng não và có thể khiến não bị suy giảm. Bữa sáng được xem là tốt nhất là bạn không nên ăn quá nhiều món, chỉ cần một chiếc bánh mì kẹp thịt, một ly nước lọc và một ít trái cây tươi là đủ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, buổi sáng là thời điểm tốt nhất để bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể. Không bỏ bữa sáng, sẽ mang lại cho bạn sức khỏe tốt hơn, giúp tăng trí nhớ, khả năng tập trung, giảm cholesterol xấu, bệnh tim và thừa cân…
2. Thói quen ăn nhiều
Ăn quá nhiều có thể gây xơ cứng động mạch não, từ đó làm giảm khả năng kiểm soát cảm xúc. Vì vậy, bạn hãy ăn uống điều độ. Tự nhắc bản thân phải ngừng ăn trước khi gặp vấn đề.
Sau khi nạp quá nhiều thức ăn, sẽ khiến cơ thể uể oải hay mỏi mệt. Đây có thể là do hiện tượng hạ đường huyết phản ứng, khi đó lượng đường trong máu của bạn giảm xuống sau khi bạn ăn quá nhiều thức ăn.
3. Thói quen hút thuốc lá
Thuốc lá gây nhiều tác hại hay không thì ai cũng biết điều này. Ngoài rất nhiều tác hại được gây ra bởi thuốc lá, thì “loại gây nghiện” này có ảnh hưởng vô cùng đáng sợ đối với não bộ của bạn. Hãy tưởng tượng rằng não bạn sẽ dần dần bị suy kiệt và mất dần chức năng do hít phải khói thuốc thường xuyên. Không còn nghi ngờ gì nữa, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể dễ bị sa sút trí tuệ do thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
4. Nạp thức ăn quá nhiều ngọt
Ăn quá nhiều đường sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ protein và nhiều chất dinh dưỡng khác khiến cơ thể suy dinh dưỡng, cản trở sự phát triển của não bộ. Do đó, bạn hãy cắt giảm một số món tráng miệng yêu thích với quá nhiều đường đi nhé.
5. Môi trường ô nhiễm
Não là một trong các bộ phận hấp thụ không khí của cơ thể. Khi bạn ở trong môi trường ô nhiễm quá lâu, sẽ dẫn đến suy giảm hiệu suất nhận thức thần kinh.
Theo nghiên cứu, thì trẻ em sống trong môi trường ô nhiễm lâu, có thể làm chậm quá trình phát triển tâm lý. Phụ nữ mang thai tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, cũng có thể làm thay đổi chức năng não và giảm chỉ số IQ ở trẻ sơ sinh.
6. Thiếu ngủ
Giấc ngủ tạo cơ hội cho não bộ được nghỉ ngơi. Thông thường, thiếu ngủ sẽ khiến các tế bào não chết vì kiệt sức. Nhưng không nên ngủ quá nhiều, vì nó có thể khiến bạn lười biếng và làm mọi việc chậm chạp hơn. Bạn nên ngủ từ sáu đến tám tiếng mỗi đêm để sức khỏe được tốt hơn.
7. Tránh trùm kín đầu khi ngủ
Ngủ trùm mền kín đầu là một thói quen xấu và cực kỳ nguy hiểm vì khí cacbonic sinh ra khi ngủ có thể góp phần gây tổn thương não. Bởi thói quen này sẽ khiến hạn chế luồng không khí lưu chuyển qua mũi và miệng, do đó não của bạn sẽ không nhận đủ không khí trong lành cần thiết cho hoạt động bình thường.
8. Suy nghĩ quá nhiều
Khi cơ thể bạn suy yếu do suy nghĩ, làm việc hoặc học tập quá nhiều, thì cơ thể bạn phản ứng không kịp với não bộ của bạn. Bạn cũng biết rằng, ngay lúc này sức khỏe của bạn không được tốt cho lắm, vì vậy bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, để tránh tổn thương thêm đến bộ não.
9. Thiếu sự kích thích đến não
Suy nghĩ hay tính toán một việc có ích nào đó là cách tốt nhất để giúp bộ não của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Khi bạn không muốn suy tính, thì cũng khiến não của bạn bị tê liệt và có thể không hoạt động tốt hơn. Bạn hãy đọc sách, báo một cách kỹ lưỡng, nghe nhạc hoặc chơi một môn thể thao nào đó cũng sẽ giúp não bộ của bạn luôn hoạt động.
10. Ít nói chuyện, trao đổi với nhau
Những cuộc trò chuyện khéo léo, thông minh luôn có tác động tích cực đến bộ não của bạn. Vì vậy, bạn đừng dành thời gian quá nhiều cho bản thân ở nơi tĩnh. Một cuộc trò chuyện chất lượng cũng là kết quả tốt nhất dành cho sức khỏe bộ não của bạn.