4 loại trái cây càng bổ dưỡng khi nấu chín

(VOH) - Nhiều người thường nghĩ rằng trái cây được nấu chín sẽ làm thất thoát vitamin C và các chất dinh dưỡng khác của nó.

Trên thực tế, nấu chín một số loại trái cây, khi ăn không chỉ có tác dụng “ấm bụng an lòng” mà còn giữ cho các chất dinh dưỡng không bị mất đi, còn có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.

4 loại trái cây càng bổ dưỡng khi nấu chín 1
Trái cây nấu chín sẽ chỉ mất đi một lượng rất nhỏ chất dinh dưỡng. Nguồn: TVBS

4 loại trái cây có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn sau khi nấu chín

Táo

Táo rất giàu pectin, đặc biệt là vỏ táo. Táo sẽ tiết ra nhiều pectin hơn sau khi nấu chín. Pectin là một loại chất xơ giúp hấp thụ độc tố trong ruột, giúp giảm táo bón và tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ điều trị bệnh đường tiêu hóa.

Pectin làm chậm hoạt động của các enzym phân hủy tinh bột và đường, giúp ngăn ngừa chứng tăng cân và tiểu đường.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi táo nấu chín, các hợp chất polyphenol tự nhiên tăng lên, có thể giúp hạ đường huyết, mỡ máu, chống oxy hóa, chống viêm và khử trùng và giảm cholesterol sau khi ăn.

Chuối

Chuối chứa tinh bột, protein, vitamin,  pectin và các khoáng chất. 

Theo đông y, chuối chưa nấu chín có tính hàn nên không thích hợp cho những người thể hàn ăn nhiều, nhưng các chất dinh dưỡng của chuối nấu chín về cơ bản sẽ không bị mất đi, ion kali vẫn có thể được hấp thụ qua chuối nấu chín.

Chất oligosaccharide trong chuối nấu chín tăng lên, có thể làm tăng vi khuẩn axit lactic trong ruột sau khi ăn. 

Chuối nấu chín ăn không chỉ mềm dẻo, thơm ngon mà còn giúp nhuận tràng.

Người ta thường nói lê chưng đường phèn có thể giúp bổ phổi giảm ho.

Ăn lê sau khi nấu chín có thể xua tan cảm lạnh, thanh nhiệt giải độc, bổ phổi, giảm ho và đau họng rất hiệu quả.

Chất lignin trong hạt lê vốn là một loại chất xơ không hòa tan, nhưng ăn lê khi được nấu chín, chất lignin này sẽ được phân giải trong đường ruột, giúp cơ thể bài tiết cholesterol xấu.

trái cây
Lê chưng đường phèn “bài thuốc độc đáo” vừa thơm ngon vừa giúp bổ phổi giảm ho. Nguồn: TVBS

Cam quýt

Theo quan điểm của y học cổ truyền, cam quýt có tính bình và mát, cam quýt đem đi chưng với đường phèn có thể giúp giảm ho và tiêu đờm, nhưng chỉ có thể dùng cho chứng “ho nóng” do phổi bị khô gây ra, chứ nó không có tác dụng đối với ho bệnh lý hoặc ho dị ứng.

Trong trường hợp ho bệnh lý hoặc ho dị ứng thì nên tìm tư vấn y tế càng sớm càng tốt.

Một số loại trái cây sau khi nấu chín chỉ bị mất một lượng rất nhỏ vitamin C. Chất xơ và các khoáng chất không bị mất đi do nhiệt mà còn giúp cơ thể hấp thụ chúng tốt hơn.

Trái cây nấu chín ăn ngọt hơn, giúp cải thiện sức khỏe rất tốt, nhất là trong thời tiết lạnh.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các loại rau và trái cây nấu chín thông thường sẽ mất khoảng 20% lượng vitamin, chỉ cần ăn nhiều rau là có thể nhận đủ vitamin mà cơ thể cần.