Chờ...

5 nguyên tắc cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm đúng cách

(VOH) – Thực hiện các nguyên tắc tập cho trẻ ăn dặm đúng cách sẽ giúp bé làm quen được với những loại thức ăn mới lạ dễ dàng hơn. Vậy những nguyên tắc nào mẹ cần phải nhớ khi tập cho trẻ ăn dặm?

1. 5 nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn dặm đúng cách

Có tất cả 5 nguyên tắc cơ bản mẹ cần nắm vững để tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, đó là:

1.1 Ăn những thức ăn gần giống với sữa mẹ 

Việc cho trẻ ăn những loại thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức ở thời gian đầu sẽ giúp bé quen dần với những thức ăn mới lạ và dần thích nghi với việc ăn dặm và ăn uống sau này.

Giai đoạn đầu mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng bột ngọt, sau đó sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

1.2 Ăn từ ít đến nhiều

Nên cho bé ăn từng chút một khi mới bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm. Những bữa ăn đầu tiên mẹ có thể cho bé ăn từ 5 - 10ml thức ăn. Sau đó, lượng thức ăn dần tăng lên để dạ dày và hệ tiêu hóa có thời gian làm quen và thích ứng.

5-nguyen-tac-can-nho-khi-cho-tre-an-dam-dung-cach-voh

"Ăn từ ít đến nhiều" là một trong những nguyên tắc quan trọng khi tập cho trẻ ăn dặm (Nguồn: Internet)

Thời gian đầu trẻ có thể ăn dặm 1 bữa/ngày Khi đã quen sẽ tăng lên 2 bữa/ngày, kèm theo đó là các bữa ăn phụ như hoa quả, sữa chua...

1.3 Ăn từ loãng đến đặc

Ăn theo nguyên tắc “từ loãng đến đặc”, nghĩa là trẻ sẽ ăn cháo (hoặc bột) loãng từ 2 - 3 ngày đầu, sau đó sẽ tăng dần độ đặc, độ thô của thức ăn. Từ cháo loãng đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát…. Đây là cách để giúp trẻ có thể làm quen và nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.

Nên lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì trẻ vẫn chưa mọc răng hoặc mọc răng rất ít.

Xem thêm: Lịch mọc răng của trẻ - Mẹ nên biết để khỏi thấp thỏm mong đợi

1.4 Đảm bảo dinh dưỡng và hợp vệ sinh

Những tháng đầu tập cho trẻ ăn dặm mẹ nên ưu tiên các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, khi trẻ bước sáng thứ 9 trở về sau, trẻ cần ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất để giúp trẻ mau lớn và khỏe mạnh.

1.5 Không ép trẻ ăn

Không ép trẻ ăn khi bé không muốn ăn hoặc tỏ ra phản đối với việc ăn dặm. Việc ép trẻ ăn dặm khi bé không thích có thể khiến bé hình thành tâm lý sợ bữa ăn và càng từ chối ăn.

Khi bé không “hợp tác” trong việc ăn dặm mẹ nên cho bé tạm ngưng việc ăn dặm khoảng 5 – 7 ngày rồi sau đó tập cho bé ăn dặm lại.

Xem thêm: Những quy tắc "nằm lòng" khi cho con ăn dặm

2. Một số cột mốc cần nhớ khi thực hiện cho trẻ ăn dặm

2.1 Giai đoạn 6 tháng tuổi (Giai đoạn ăn bột)

Ở giai đoạn này mẹ nên cho bé tập làm quen với các loại bột dinh dưỡng, có thể mua bột ăn dặm ở những hãng sản xuất sản phẩm dinh dưỡng có uy tín, chất lượng. Nếu mẹ tự chế biến bột ăn dặm cho trẻ, cần đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm và đầy đủ dinh dưỡng.

  • Giai đoạn 9 – 10 tháng tuổi (Giai đoạn ăn cháo)

5-nguyen-tac-can-nho-khi-cho-tre-an-dam-dung-cach-1-voh

Trẻ từ 9 tháng tuổi đã có thể ăn cháo kết hợp với các loại thịt, cá, rau, củ khác (Nguồn: Internet)

Đây là giai đoạn trẻ có thể ăn cháo. Mẹ có thể nấu cháo kết hợp với các loại thực phẩm khác như: thịt, cá, rau, củ, quả để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

2.2 Giai đoạn sau 12 tháng tuổi (Giai đoạn ăn cơm)

Trẻ sau 1 tuổi đã có thể ăn được cơm mềm và nghiền nát. Mẹ nên tập cho trẻ ăn thêm các loại rau, củ bằng cách nấu canh, soup... Lưu ý, với các loại rau củ nên cắt ngắn để trẻ dễ nhai, không bị hóc hoặc bị nghẹn.

Nhìn chung, ăn dặm là một trong các mốc thời điểm quan trọng quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Khi tập cho trẻ ăn dặm đúng cách sẽ giúp cơ thể bé phát triển toàn diện, trí não thông minh, các chức năng cơ thể được khỏe mạnh.