Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ăn gì để xương gãy mau lành?

(VOH) - Chế độ ăn uống đúng cách và đầy đủ dinh dưỡng có thể đẩy nhanh quá trình lành vết gãy xương. Dinh dưỡng nên bổ sung trong thời gian gãy xương gồm có protein, canxi, vitamin D và cellulose.

Chen Yuhong, bác sĩ chỉnh hình tại Bệnh viện Banqiao Yadong (Đài Loan – Trung Quốc) cho biết, bệnh nhân gãy xương thường hay hỏi: Bao lâu thì có thể tháo bỏ bó bột? Có cách nào để xương gãy mau lành?

Ai cũng muốn nhanh chóng hồi phục và loại bỏ bó bột thạch cao, nhưng việc phục hồi xương bị gãy cần phải có thời gian.

Tuy nhiên, thời gian phục hồi vết gãy xương cũng có thể nhanh hơn thông qua “chế độ ăn uống phù hợp”, dưới đây là 4 chất dinh dưỡng được bác sĩ khuyên nên bổ sung trong thời gian bị gãy xương.

Protein

Protein giúp cho sự phát triển của cơ và xương, nên bổ sung protein chất lượng cao như thịt gà, thịt bò, trứng……Nếu thời gian đầu chỗ gãy xương đau nhức làm cho chúng ta không ăn uống được thì có thể uống bổ sung protein hàm lượng cao để bổ sung protein.

Canxi

Canxi là nguyên tố vi lượng quan trọng để phục hồi gãy xương, chúng ta có thể ăn thêm cá khô, hàu, canh gà,……để bổ sung canxi. Bác sĩ không quên nhắc chúng ta đừng quên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa ăn nhỏ và không nên ăn quá no.

Vitamin D

Vitamin D có thể giúp hấp thụ canxi, cách bổ sung vitamin D tốt nhất là phơi nắng, nên phơi nắng 15 phút mỗi ngày.

Cellulose

Ở thời gian đầu của gãy xương, nhiều người sẽ không thể ăn uống được vì đau đớn, dẫn đến vận động ruột chậm hay giảm nhu động ruột và gây táo bón. Bác sĩ khuyên nên ăn nhiều thức ăn loãng, khi các triệu chứng thuyên giảm nên bổ sung cân đối nhiều rau củ quả, bổ sung đủ chất xơ để thải phân tích tụ ra ngoài.

Ăn gì để xương gãy mau lành? 1
Ảnh minh họa. Nguồn: TVBS

Ăn mặn, nhiều dầu mỡ gây ức chế hấp thu canxi

Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan – Trung Quốc Zhang Yiting cũng cho lời khuyên, mọi người nên tránh 4 kiểu ăn uống dưới đây ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.

Thực phẩm nhiều muối: Bữa ăn quá mặn và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều natri có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.

Quá nhiều protein trong khẩu phần ăn: Ăn quá nhiều thịt và các thực phẩm giàu protein khác, đồng thời sẽ thu vào cơ thể nhiều phốt pho, mất cân bằng tỷ lệ canxi-phốt pho sẽ dẫn đến khả năng hấp thụ canxi kém.

Thực phẩm dầu mỡ: Bữa ăn quá nhiều dầu mỡ làm cho canxi kết hợp với dầu mỡ, ảnh hưởng lớn đến sự hấp thụ canxi.

Đồ uống chứa axit oxalic và caffein: Uống trà đậm đặc, cà phê, đồ uống có ga và nước tăng lực có chứa các loại axit oxalic hoặc caffein sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ hấp thu canxi.

Bác sĩ khuyên nên uống những thức uống này cách bữa ăn chính 1 giờ, đồng thời không nên uống quá nhiều, nhất là đối với người ăn chay, hấp thụ canxi có nguồn gốc thực vật rất giàu axit oxalic, khi bổ sung canxi cần chú ý nhiều hơn, tránh kết hợp ăn uống dạng này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ hấp thụ canxi.

Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Zhang Yiting nhấn mạnh, vận động cũng là một biện pháp quan trọng giúp tăng cường hấp thu canxi, đặc biệt là rèn luyện sức đề kháng, bởi vì trong quá trình vận động, cơ thể sẽ buộc xương phải tổng hợp canxi và do quá trình tổng hợp canxi của xương làm cho nồng độ canxi trong máu giảm. Từ đó, tăng tỷ lệ hấp thụ canxi trong đường tiêu hóa, để cơ thể có thể dễ dàng sử dụng.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên cho mọi người là, nếu muốn bổ sung canxi cho xương, hãy nhớ phối hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn uống và tập luyện, thông qua chế độ ăn uống đúng cách và thói quen tập thể dục thường xuyên, chúng ta có thể bổ sung canxi cho xương, giúp giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Bình luận