Ăn sáng để hưởng thụ hay bắt buộc?

VOH - Các bác sĩ cho biết bỏ bữa ăn sáng có thể giảm được nhiều hợp chất carbonhydrat, tránh tăng cân béo phì và sốc đường huyết.

Nhưng những bệnh nhân sử dụng insulin hoặc những người lao động “chân tay” vẫn cần phải ăn sáng đầy đủ.

Ăn sáng để hưởng thụ hay bắt buộc? 1
Bỏ bữa ăn sáng không có gì “nghiêm trọng” mà đôi khi lại rất tốt cho sức khỏe - Ảnh: TVBS

Bữa ăn sáng có lịch sử lâu đời

Li Sixian, một bác sĩ y học gia đình người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết bữa ăn sáng là do giới quý tộc châu Âu “phát minh” ra.

Sau “cách mạng công nghiệp” vào thế kỷ 18, để có đầy đủ “năng lượng” bước vào nhà máy làm việc hàng ngày, mọi người mới quen với việc ăn uống vào buổi sáng trước khi bắt tay vào làm việc.

Về sau, “văn hóa ăn sáng” phát triển ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày nay, do sự phổ biến của bữa ăn sáng kiểu Âu Mỹ, các quán ăn hoặc cửa hàng bán đồ ăn sáng mọc lên khắp nơi trên thế giới, văn hóa ăn sáng đã ăn sâu vào đầu nhiều người.

Những “lợi ích” của việc bỏ bữa ăn sáng

Bác sĩ Li Sixian cho biết, buổi tối là thời điểm đốt cháy chất béo mạnh mẽ nhất, cho đến khi ăn miếng thức ăn đầu tiên, cơ thể sẽ chuyển từ chế độ “đốt cháy mỡ thừa” sang chế độ “tích trữ calo”.

Vì vậy, bỏ bữa ăn sáng có thể tiếp tục “đốt cháy chất béo” và giảm hấp thu rất nhiều hợp chất carbohydrate từ thức ăn.

Bởi vì bữa ăn sáng chứa một tỷ lệ carbohydrate rất cao, quá nhiều carbohydrate sẽ khiến lượng đường trong máu dao động mạnh, làm cho chúng ta rất dễ cảm thấy đói bụng trước buổi trưa.

Cao điểm tiết hormone cortisol là vào buổi sáng, chức năng của cortisol là phân hủy glycogen trong cơ thể để con người có đủ năng lượng hoạt động.

Glycogen chính là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Và chất này thường được lưu trữ trong gan.

Vì vậy, bỏ bữa ăn sáng lâu dài sẽ không gây thiếu năng lượng vào buổi sáng. Lợi ích khác là nó còn có thể cải thiện độ nhạy insulin, điều này sẽ rất hữu ích cho việc cải thiện bệnh tiểu đường.

Về lâu về dài, cảm giác thèm ăn “càng nhỏ” thì tổng lượng calo nạp vào cơ thể “càng ít”, rất tốt cho sức khỏe chúng ta.

Những “bất lợi” của việc bỏ bữa ăn sáng

Bác sĩ Li Sixian cho biết thêm, đối với những bệnh nhân phải uống thuốc trong bữa ăn hoặc sử dụng insulin, việc bỏ bữa ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Lúc mới bắt đầu bỏ bữa ăn sáng, cơ thể sẽ có các triệu chứng “giống cai nghiện” như đau đầu, nôn ói, căng thẳng, yếu tay chân, cơ thể đau nhức…     

Với một số người cần nhiều “thể lực” để làm việc, việc bỏ bữa ăn sáng sẽ khiến họ không thể làm việc hết công suất, không hoàn thành tốt công việc, mất tập trung làm việc…

Vì vậy, mọi người cần căn cứ vào nhu cầu của chính bản thân mình mà “tính toán” xem mình có nhu cầu ăn sáng như thế nào? chứ không nên bỏ bữa ăn sáng một cách mù quáng, làm ảnh hưởng đến học tập và làm việc cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn sáng để hưởng thụ hay bắt buộc? 2
Nếu muốn bỏ ăn sáng, chúng ta cũng cần phải biết bỏ đúng cách - Ảnh: TVBS

Các bước giúp bỏ bữa ăn sáng an toàn và thành công

Những người bỏ bữa ăn sáng dễ bị cholesterol cao và tăng cân béo phì. Nếu muốn bỏ ăn sáng, chúng ta cũng cần phải biết bỏ đúng cách. Dưới đây, bác sĩ Li Sixian chia sẻ “bí quyết” các bước bỏ bữa ăn sáng trong một tháng như sau:

Bước đầu tiên: dời bữa ăn sáng đến 9 giờ sáng trong một tuần thứ nhất.

Bước thứ hai: dời bữa sáng đến 10 giờ sáng trong một tuần thứ hai.

Bước thứ ba: “dẹp bỏ” bữa ăn sáng qua một bên và ăn trưa trước 11 giờ trong suốt tuần thứ ba.

Bước 4: dời bữa trưa về 12 giờ trưa mới ăn trong tuần cuối của tháng.

Nếu thực hiện đúng các bước này, bảo đảm chúng ta sẽ bỏ bữa ăn sáng một cách an toàn, lành mạnh và thành công.

Bác sĩ Li Sixian cũng chỉ ra rằng, bỏ bữa ăn sáng cũng không sao vì hầu hết các bữa ăn sáng đều chứa nhiều carbohydrate và chất béo không tốt cho sức khỏe.

Chúng ta chỉ cần duy trì tâm lý “không đói thì không ăn” thì cũng có thể thỉnh thoảng tận hưởng “niềm hạnh phúc” do bữa ăn sáng mang lại, chứ không “cứng nhắc” cho rằng hoàn toàn bỏ bữa ăn sáng vì muốn tốt cho sức khỏe.

Thay vào đó, chúng ta hãy nghĩ ăn sáng như một cách để “thư giãn” và “hưởng thụ” chứ không phải là một điều “cần thiết” và “bắt buộc”.                                                                  

Bình luận