Bác sĩ cảnh báo: Khi có dấu hiệu này, có thể bạn đã bị huyết áp thấp

Hiện nay, nhiều người cho rằng huyết áp cao mới đáng lo ngại nhưng sự thật huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém.

Để biết tình trạng huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào? Chúng tôi mời bạn lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ Lương Lễ Hoàng trong chuyên mục Sức khỏe là số 1, phát trên VOH Radio – Đài tiếng nóng nhân dân TPHCM.

Huyết áp thấp là gì?

bac-si-canh-bao-khi-co-dau-hieu-nay-co-the-ban-da-bi-huyet-ap-thap-voh-1

Huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém cao huyết áp (Nguồn: Internet)

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết, huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.

Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi.

Triệu chứng của huyết áp thấp

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết, hiện nay nhiều người cho rằng choáng váng, chóng mặt là họ đang bị cao huyết áp. Tuy nhiên, choáng váng, chóng mặt mới chính là triệu chứng hàng đầu cảnh báo tình trạng huyết áp thấp.

Nguyên nhân là do huyết áp thấp gây nên các cơn suy tim, trụy tim do lượng máu thiếu hụt không đủ bơm đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não. Mà não là bộ phận rất thông minh và nhạy cảm. Khi lượng máu thiếu hụt, lập tức não nhận ra lượng oxy không đủ, nhất thời hoạt động bị rối loạn. Triệu chứng thể hiện ra ngay lập tức đó là người bệnh chao đảo, chóng mặt, choáng váng.

bac-si-canh-bao-khi-co-dau-hieu-nay-co-the-ban-da-bi-huyet-ap-thap-voh-2

Choáng váng là triệu chứng hàng đầu của huyết áp thấp (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, huyết áp thấp còn có các triệu chứng như:

  • Đau đầu dữ dội
  • Ngất xỉu
  • Thiếu tập trung
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi

Khi bệnh nhân bị hạ huyết áp đau đầu nhiều, hệ thần kinh bị suy kiệt dẫn tới suy giảm chức năng. Tụt huyết áp đột ngột khiến cơ thể không thể tự điều chỉnh kịp thời để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan sống còn như não bộ, tim, thận khiến các cơ quan này bị tổn thương. Do đó, tụt huyết áp cũng nguy hiểm không kém tình trạng cao huyết áp.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Theo bác sĩ Hoàng, có nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp nhưng phổ biến nhất là do các nguyên nhân sau đây:

  • Do dao động nhịp sinh học.
  • Ăn uống thiếu dưỡng chất gây suy dinh dưỡng.
  • Những người thực hiện chế độ giảm cân bằng cách nhịn ăn dễ gây tụt huyết áp.
  • Uống không đủ nước trong ngày khiến cơ thể bị thiếu nước.
  • Thường xuyên ăn quá nhạt.
  • Do tác động của nội tiết tố bên trong.

Cách giải quyết khi bị huyết áp thấp

Khi bị tụt huyết áp, bác sĩ Lương Lễ Hoàng khuyên bạn:

  • Nên thay đổi chế độ ăn nhạt sang ăn mặn nhưng chỉ cần ăn mặn hơn thường ngày một chút là được.
  • Sử dụng muối I-ốt để chế biến thức ăn.
  • Sử dụng các thực phẩm chứa muối kali cũng rất tốt cho sức khỏe như cà ngừ, cà chua, khoai lang,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, trung bình là 2 lít/ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng như ăn đúng giờ, đúng bữa.

Bác sĩ cũng khuyên bạn nếu bị huyết áp thấp thì nên đến gặp bác sĩ thăm khám, kiểm tra để được tư vấn các phương pháp cải thiện hệ tuần hoàn, giúp huyết áp ổn định trở lại.

Để nghe cụ thể hơn lời chia sẻ của bác sĩ Lương Lễ Hoàng về vấn đề hạ huyết áp thì bạn có thể nhấp vào audio bên dưới.

Cách tốt nhất để theo dõi huyết áp của bạn ?: Theo nghiên cứu mới đây của nhà nghiên cứu Anh, cách hiệu quả nhất để theo dõi huyết áp là tự mình làm. 
50% người dân không biết mình bị cao huyết áp: Ở Việt Nam hiện nay, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp; trong 5 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp liên quan đến tăng huyết áp.
Sai lầm chết người khi tự ý ngưng uống thuốc cao huyết áp: Dùng thuốc là nguyên tắc sống còn trong điều trị bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, không ít người đã tự chủ động ngưng uống thuốc khi bệnh tình ổn định. Vậy điều này có thật sự tốt ?