Mề đay là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến, thường xuất hiện với các biểu hiện ban đầu là những đám sần phù nhỏ, kèm theo đó là những cơn ngứa dữ dội, càng gãy càng ngứa, khiến cho đám sần lan rộng hơn và gây cảm giác rất khó chịu.
Mặc dù không để lại sẹo nhưng các vết mề đay lại ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như thẩm mỹ trên làn da. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp chữa mề đay luôn được rất nhiều người quan tâm.
Thực tế, có rất nhiều cách chữa nổi mề đay từ tây y, đông ý đến những phương pháp bí truyền là các bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xưa, được nhiều áp dụng và cũng mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ.
1. Cách chữa nổi mề đay dân gian
1.1 Trị nổi mề đay bằng lá khế
Theo Đông y, khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, khi chín thì tính ôn, tác dụng giúp sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu trị phong nhiệt giải độc. Lá khế có tác dụng trong việc chữa bệnh đặc biệt các bệnh mề đay, mẩn ngứa ngoài da.
Với bệnh nổi mề đay, bạn có thể lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo. Canh làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải đem chà lên những vùng da bị ngứa. Thực hiện vài lần cho tới khi dấu hiệu nổi mề đay khỏi hẳn thì thôi.
Hoặc bạn dùng 40gr vỏ của thân cây khế đem sắc lấy nước uống hàng ngày, lấy cành và lá khế nấu lấy nước tắm hàng ngày cũng là cách trị mề đay hiệu quả.
1.2 Trị nổi mề đay bằng gừng nấu đường thẻ
Để trị nổi mề đay bằng gừng nấu đường thẻ bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm,100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Rửa sạch gừng, thái thành sợi, bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thẻ vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Lọc bỏ bã lấy nước để dùng.
Chữa nổi mề đay bằng bài thuốc dân gian gừng nấu đường thẻ (Nguồn: Internet)
Với bài thuốc này bạn có thể dùng nhiều lần, mỗi lần cho thêm vào một ít nước ấm dùng 2 lần trong ngày để cho kết quả tốt.
Xem thêm: Gừng - Công cụ giảm mỡ bụng tuyệt vời
1.3 Trị mề đay bằng lá hẹ xanh
Lá hẹ xanh chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng kháng khuẩn cực kì tốt. Hẹ lá xanh được dùng để trị nhiều căn bệnh liên quan đường ruột và hệ tiêu hóa.
Với bệnh nổi mề đay bạn có thể dùng lá hẹ xanh rửa sạch, xắt nhỏ cho vào nấu cùng lượng nước gấp đôi lượng hẹ rồi chia làm hai phần. Một phần dùng để uống, phần còn lại dùng gạc sạch thấm hỗn hợp nước lá hẹ xanh thoa vào vùng bị ngứa.
Chỉ vài phút sau người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể lắng dịu, những nốt mẫn ngứa dần dần tan biến, tình trạng ngứa cũng giảm hẳn.
1.4 Chà xát bằng kinh giới
Kinh giới không chỉ là loại rau dùng để ăn sống mà còn là bài thuốc chữa triệu chứng của tình trạng mề đay vô cùng hiệu quả.
Để chữa nổi mề đay bằng rau kinh giới, bạn cần sử dụng phần ngọn mang hoa đem sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt để chà xát khắp chỗ ngứa. Làm liên tiếp nhiều lần để giảm ngứa nhanh chóng.
Ngoài ra, xông hơi bằng nước lá kinh giới đã đun sôi cũng giúp loại bỏ những vết tích của mề đay trên da.
1.5 Đu đủ nấu giấm trị mề đay
Trong đu đủ chín có chứa một loại emzymes có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên lành tính, giúp cơ thể đào thải độc tố nhanh nhất, làm chấm dứt các cơn ngứa do dị ứng thời tiết hay thực phẩm gây ra.
Đủ đủ kết hợp với giấm có thể làm dứt các cơn ngứa do mề đay gây ra (Nguồn: Internet)
Cách thực hiện bài thuốc này chính là sử dụng đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100m. Lấy đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ hỗn hợp trên vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa, dùng để uống vào buổi sáng và chiều sẽ rất có tác dụng trong việc giảm những cơn ngứa khó chịu của bệnh nổi mề đay.
1.6 Cây chè xanh
Cây chè xanh có thành phần giúp sát trùng, cầm máu. Ngoài ra, uống nước chè xanh còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể nên chè xanh điều trị dị ứng mẩn ngứa khá hay.
Bài thuốc này cần dùng khoảng 20g chè xanh cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Sau đó đem đi tắm sẽ đẩy lùi được những dấu hiệu khó chịu của bệnh nổi mề đay.
Sau khi tắm bằng nước chè xanh người bệnh cần tắm lại 1 lần nước sạch để loại bỏ chất nhờn. Lưu ý không nên tắm trong những trường hợp da bị bóng tróc, trầy xước
Ngoài những cách ở trên bạn cũng có thể lấy gỗ giáng hương khô, đốt cho tỏa khói để xông toàn thân để vết sưng mề đay sẽ lặn hẳn và không bao giờ quay trở lại nữa.
Lưu ý: Sử dụng các bài thuốc bí truyền nhân gian chữa nổi mề đay người bệnh cần kiêng các loại thức ăn có tính chất thực vật như: măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam quýt, rượu bia… để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất.
Cách chữa nổi mề đay dân gian bằng các bài thuốc quen thuộc tuy mang lại hiệu quả cao nhưng tốn nhiều thời gian. Để việc điều trị nhanh người bệnh vẫn nên đến khám tại các cơ sở y tế được được thăm khám và có những lời khuyên bổ ích.