Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là bệnh lý đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của viện Tim Mạch Việt Nam cho thấy, cứ 4 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị bệnh cao huyết áp.
1. Cao huyết áp là bệnh gì?
Cao huyết áp là bệnh lý được xếp vào hàng đầu của nhóm bệnh thời đại. Đây là một bệnh lý mạch máu xảy ra khi áp lực tác động lên thành động mạch máu bị tăng cao.
Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, cơ thể con người muốn hoạt động, khỏe mạnh thì cần phải có huyết áp. Huyết áp chính là áp lực của dòng máu khi được trái tim co thắt để đẩy dòng máu vào trong hệ thống mạch máu chảy khắp nơi trong cơ thể. Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó khiến trái tim phải cố gắng đẩy máu đi nhanh hơn thì sẽ khiến huyết áp tăng lên.
Bệnh cao huyết áp được xem như "kẻ giết người thầm lặng" (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, nếu hệ thống mạch máu mất đi tính đàn hồi khiến việc đẩy máu diễn ra khó khăn vì không có những nhu động của mạch máu thì cũng có thể gây ra tình trạng cao huyết áp.
Cao huyết áp gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch như:
- Bệnh tai biến mạch máu não.
- Xơ vữa mạch máu.
- Xuất huyết phù nề.
- Nhồi máu cơ tim.
- Suy thận.
- Mù lòa do thoái hóa võng mạc.
- Suy tim.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết, cao huyết áp chính là 1 dấu hiệu báo động mà bắt buộc người bệnh khi phát hiện cần phải tìm cách giúp trái tim có thể đập hòa hoãn mà hiệu quả hơn, mạnh hơn. Đồng thời phải giúp mạch máu trở lại tính mềm dẻo ban đầu để phòng ngừa sự xuất hiện của nhiều căn bệnh khác.
1.1 Huyết áp cao là bao nhiêu?
Thông thường, huyết áp sẽ được xác định dựa trên 2 chỉ số (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương).
- Huyết áp tâm thu là chỉ số dùng để diễn tả sức đẩy của trái tim (ứng với giai đoạn trái tim co bóp để đẩy máu đi). Khi trái tim cố gắng đẩy càng nhanh thì huyết áp sẽ càng tăng. Tùy theo lượng máu phải đẩy đi, tùy theo cơ tạng, trọng lượng, chiều cao, cảm xúc…huyết áp tâm thu có thể tăng lên. Bên cạnh đó, người càng cao tuổi thì huyết áp sẽ tăng dễ dàng hơn.
- Huyết áp tâm trương là chỉ số dùng để diễn tả mức độ mềm dẻo của mạch máu (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa 2 lần đập liên tiếp của tim).
Thông thường, khi huyết áp đo được có chỉ số 140/90 thì gọi là cao huyết áp, tuy nhiên, theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng con số này không có ý nghĩa tuyệt tối. Với những bệnh nhân bị tiểu đường nếu chỉ số huyết áp đo được đạt từ 130/80 thì đây được xem là một dấu hiệu báo động của bệnh cao huyết áp. Ngược lại, người cao tuổi (từ 70-80 tuổi) nếu huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 150 thì cũng không đáng lo ngại. Bệnh cạnh đó, bện nhân bị cao huyết áp cũng cần phải lưu ý chỉ số huyết áp tâm trương, bởi con số này càng tăng cao thì càng nguy hiểm.
Ngoài ra, để đảm bảo các chỉ số thể hiện một cách chính xác người bệnh cần phải biết cách đo huyết áp. Mặc dù các máy đo huyết áp tự động hiện nay đa phần đều cho ra kết quả chính xác, nhưng nếu không biết cách đo thì bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn cụ thể.
1.2 Làm sao nhận biết dấu hiệu bệnh cao huyết áp?
Hiện nay, rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị cao huyết áp nhưng lại không phát hiện ra các dấu hiệu báo động, từ đó dẫn đến việc điều trị chậm trễ.
Nhận biết bệnh cao huyết áp bằng cách đo huyết áp (Nguồn: Internet)
Nếu như trước đây khi thấy nóng đỏ bừng mặt, chóng mặt, có cơn đau ngực… là dấu hiệu cảnh báo bệnh cao huyết áp, thì hiện nay đa phần các triệu chứng của bệnh thường khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng.
Đó là lý do tại sao tỷ lệ tử vong bệnh tim mạch do nguyên nhân là cao huyết áp vẫn tiếp tục đứng đầu, mặc dù nền y học hiện đại đã cho ra đời nhiều loại thuốc tốt hơn, cũng như các kỹ thuật chẩn đoán cao huyết áp cũng nhanh hơn.
2. Người bệnh cao huyết áp cần lưu ý điều gì?
Để phòng ngừa bệnh cao huyết áp bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Nếu đang bị cao huyết áp thì nên cố gắng tìm cách nghỉ ngơi và đừng cố gắng làm việc.
- Nên đo huyết áp trong tư thế ngồi thoải mái và đừng quá mệt. Không nên đo huyết áp khi bụng đang đói hoặc quá no.
- Ngăn ngừa việc hình thành các chất oxy hóa trong cơ thể bằng cách hạn chế rượu, bia, thuốc lá….hoặc đến những nơi môi trường ô nhiễm. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm chất chống oxy hóa như: ngủ đủ giấc, tạo tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh bị stress….
Bác sĩ Hoàng cho biết, huyết áp cao hay thấp cũng đều là bệnh do đó cách tốt nhất là bạn nên giữ huyết áp ở mức trung bình, bởi bệnh cao huyết áp có thể làm giảm chất lượng sống. Một trong những cách điều trị cao huyết áp chính là làm sao để mình không bị cao huyết áp. Nếu đã bị cao huyết áp thì cố gắng tạo một cuộc sống lành mạnh để đừng phải uống thuốc. Trường hợp phải uống thuốc thì hãy cố gắng giữ huyết áp nằm trong vòng kiểm soát bằng cách mỗi ngày dành khoảng 8 phút để tập thể dục, tập dưỡng sinh…. bởi đây chính là cách tốt nhất để "cầm chân" bệnh cao huyết áp.
Bạn có thể nghe lại phần tư vấn của bác sĩ từ audio bên dưới: