Bệnh viêm loét dạ dày dường như đã trở nên phổ biến trong lối sống hiện đại, tốc độ ngày nay. Bệnh loét dạ dày xuất phát từ những cơn đau âm ỉ, khó chịu và nếu không điều trị dứt khoát sẽ dẫn đến hậu quả, biến chứng khó lường.
Ngoài việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa thường xuyên, người bệnh viêm loét dạ dày cần nắm rõ quy tắc để phục hồi và tự điều trị bệnh tại nhà.
1- Yêu cầu đầu tiên điều trị viêm loét dạ dày tại nhà: Kiên trì điều trị
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh đau bao tử là do vi khuẩn HP khu trú trong lớp niêm mạc dạ dày tấn công. Chủng virus này có khả năng tồn tại khá lâu và phát triển nhanh.
Chính vì vậy mà không thể điều trị bệnh dứt điểm trong thời gian ngắni được. Nhiều bệnh nhân điều trị không đúng cách hoặc thiếu kiên nhẫn sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thông thường bệnh nhân viêm loét dạ dày phải kiên trì điều trị từ 2 tháng trở lên
Theo số liệu thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy, đa phần bệnh nhân viêm loét dạ dày phải kiên trì điều trị từ 2 tháng trở lên mới có thể tạm thời ổn định nhưng vẫn có nguy cơ tái phát cao nếu như ngưng điều trị giữa liệu trình.
Vì thế, song song với việc sử dụng những liệu pháp hợp lý, bệnh nhân cần hết sức kiên trì trong điều trị, cũng như trong việc hạn chế ăn uống các chất dễ gây kích thích đường ruột.
>> 7 thứ mà người mắc bệnh viêm loét dạ dày kinh niên phải kiêng !
2. Đừng quên tái khám định kỳ
Bệnh nhân bị viêm dạ dày thường có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo cơ địa mỗi người. Do đó, để kiểm soát được tình trạng bệnh cũng xác định đúng phương pháp điều trị, người bệnh cần phải tuân theo lịch tái khám theo định kỳ.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuốc dùng cho 5-10 ngày, sau khi hết thuốc phải quay lại kiểm tra ngay để xác định hiệu quả khi điều trị. Một số loại thuốc thường được chỉ định như: Cimetidin, Nizatidine, Lanzoprazole..
Tuy nhiên người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám.
Hãy tuân thủ chỉ định tái khám của bác sĩ để xác định đúng phác đồ điều trị
Đặc biệt lưu ý, có một số bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc thì có dấu hiệu thuyên giảm, cho rằng đã khỏi bệnh nên không tái khám. Điều này gây nguy cơ virus có thể bị lờn thuốc và bệnh khó điều trị về sau.
3. Cân bằng sinh hoạt:
Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng điều trị. Tâm lý căng thẳng và cơ thể mệt mỏi gây ức chế toàn bộ thành ruột, hậu quả làm axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến cho quá trình điều trị bệnh bao tử trở nên khó khăn hơn.
Mỗi người nên tự cân bằng cảm xúc của mình, không nên để tâm lý căng thẳng mệt mỏi quá lâu.
Không những thế, cũng cần nên biết cân bằng chế độ sinh hoạt của mình như ăn đúng cữ, không vận động mạnh sau khi ăn...
Đừng quên chú ý đến chế độ ăn uống, không ăn uống các chất gây kích thích như dầu mỡ, thức ăn cay, hóng, thức ăn sống không hợp vệ sinh...
4. Một số kinh nghiệm dân gian khi điều trị bệnh viêm loét dạ dày tại nhà
Mật ong và bột nghệ là bài thuốc cơ bản chữa bệnh dạ dày tại nhà.
Ngoài ra người bệnh có thể kết hợp một số biện pháp như: uống nước muối ấm nhằm cải thiện các cơn đau do bao tử bị co thắt, làm giảm sự rối loạn tiêu hóa.
Người bệnh có thể kết hợp xoa bóp, chườm ấm vùng bụng bị đau nhằm tăng cường lưu thông máu, làm ấm bụng và giảm cơn đau.
Mật ong có tính kháng viêm mạnh và bột nghệ có chứa chất Curcumin giúp điều trị tốt bệnh dạ dày