Cập nhật Covid-19 ngày 24/4: Toàn cầu hơn 2,7 triệu người nhiễm, gần 745.000 ca khỏi

(VOH) - Tính đến 6h ngày 23/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 2.714.366 ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gây ra, trong đó có 190.383 ca tử vong và 744.866 người bình phục.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận 946.086 ca nhiễm Covid-19 với 53.476 ca tử vong và 104.974 người bình phục, trong đó, Mỹ là nước đứng đầu khu vực cũng như thế giới về số người nhiễm và tử vong, chiếm tỷ lệ nhiễm gần 93% trong khu vực, 32% thế giới.

covid-19

Một người dân New York được lấy máu xét nghiệm tìm kháng thể chống virus corona - Ảnh: REUTERS

Trong 24g qua, Mỹ ghi nhận thêm 29.621 người mắc bệnh và 2.083 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 878.408 với 49.742 người thiệt mạng.

Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/4 cho biết tổng số người nhiễm COVID-19 tại nước này đã tăng lên 101.790 người sau khi có thêm 3.116 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ là vùng dịch COVID-19 lớn nhất ngoài Mỹ và châu Âu nhưng số ca tử vong thấp hơn đáng kể với 2.491 trường hợp.

Tổng số người hồi phục tại Thổ Nhĩ Kỳ tính tới ngày 24/4 là 18.491 trường hợp.

Tại Pháp, số ca tử vong do SARS-CoV-2 đã lên tới 21.856 người - tăng 516 trường hợp trong 24 giờ qua, bao gồm 13.547 ca tử vong ở các bệnh viện (tăng 311 ca) và 8.309 ca tử vong ở các nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội (tăng 205 ca).

Pháp cũng ghi nhận tổng cộng 29.219 người mắc Covid-19 đang được điều trị ở các bệnh viện - giảm 522 bệnh nhân so với ngày 22/4, trong đó có 5.053 trường hợp phải chăm sóc đặc biệt - giảm 165 ca.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) sáng 24-4 cho biết tính đến hết ngày 23-4 không ghi nhận ca tử vong mới nào vì COVID-19 ở đại lục, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp không có ca tử vong mới. Số ca nhiễm mới được ghi nhận trong cùng thời gian là 6, giảm 4 trường hợp so với ngày 22-4.

Theo NHC, tính đến hết ngày 23-4, tổng số người chết tại Trung Quốc là 4.632, tổng số ca nhiễm là 82.804, trong đó 77.257 đã được chữa khỏi. Số người đang được điều trị hiện đã dưới 1.000 người.

Tại Italy, Cơ quan Bảo vệ Dân sự thông báo, trong ngày 23/4, ghi nhận thêm 2.646 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 lên 189.973 người; số ca tử vong đã tăng thêm 464 trường hợp, lên 25.549 người.

Ngoài ra, Italy cũng có thêm 3.033 bệnh nhân hồi phục sức khỏe, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 57.576 người. Trong khi đó, số bệnh nhân phải điều trị tích cực cũng tiếp tục giảm 117 ca xuống còn 2.267 người.

Tại Đức, số ca nhiễm mới Covid-19 trong 24 giờ qua là 2.481 với 260 ca tử vong mới, nâng tổng số người mắc bệnh lên 153.129, trong đó có 5.575 người tử vong.

Tại Thụy Sỹ, trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 228 ca nhiễm Covid-19 và 40 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh lên 28.496 với 1.549 người thiệt mạng.

Nam Phi hiện là vùng dịch lớn nhất châu Phi với gần 4.000 ca nhiễm và 75 ca tử vong tính đến ngày 23/4. Khoảng 28.000 nhân viên y tế cộng đồng đã được triển khai trên khắp Nam Phi để sàng lọc và kiểm tra 57 triệu dân.

covid-19

Lực lượng chức năng phun khử trùng các khu vực xung quanh kim tự tháp Giza, Ai Cập trong bối dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới. (Nguồn: AP)

Bộ Y tế Ai Cập thông báo, nước này đã phát hiện thêm 232 ca nhiễm SARS-CoV-2. Đây là số ca nhiễm mới được ghi nhận cao nhất trong một ngày kể từ khi bùng phát dịch bệnh ở Ai Cập. Hiện tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở quốc gia Bắc Phi này đã lên đến 3.891 người.

Cũng theo bộ trên, tổng số bệnh nhân tử vong do Covid-19 ở Ai Cập hiện là 287 người, sau khi ghi nhận thêm 11 ca tử vong trong ngày 23/4.

Tại Algeria, Ủy ban giám sát khoa học về sự phát triển của đại dịch Covid-19 cho biết, tính đến chiều 23/4 (theo giờ địa phương), quốc gia Bắc Phi này đã ghi nhận thêm 97 ca mắc mới SARS-CoV-2 và 5 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca nhiễm bệnh lên 3.007 người, trong đó có 407 bệnh nhân tử vong.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 23/4, ít nhất 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp đặt các lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, găng tay và các hàng hóa khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt trong nước.

Trong số này có 72 nước là thành viên WTO nhưng chỉ có 13 nước báo cáo lên tổ chức này theo đúng quy định.

"Mặc dù việc đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu là điều dễ hiểu, nhưng việc thiếu hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực này có nguy cơ khiến các nước phụ thuộc nhập khẩu sản phẩm y tế cần thiết bị cắt nguồn cung đột ngột và gây ra cú sốc cung", WTO lập luận trong thông báo ngày 23/4.

Anh có thể duy trì giãn cách xã hội đến hết năm 2020 – Cố vấn y tế trưởng của Chính phủ Anh cho rằng người dân Anh sẽ phải chung sống với một số biện pháp xã hội phiền toái ít ...

Ca nhiễm COVID-19 là người tị nạn đầu tiên ở Lebanon – Một phụ nữ Palestine đến từ Syria sống trong một trại tị nạn ở Lebanon là ca tị nạn đầu tiên xác nhận dương tính với SARS-CoV-2, theo cơ quan Liên Hợp Quốc về người tị nạn ở Lebanon.