Giãn bể thận ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi hoặc chuyển biến nặng hơn. Tìm hiểu các kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp bố mẹ giảm bớt tâm lý lo lắng và chủ động trong điều trị cho bé.
1. Giãn bể thận là gì?
Giãn bể thận xảy ra ở thi nhi nam nhiều hơn thai nhi nữ
Giãn bể thận thai nhi hay còn gọi là thận ứ nước một hoặc hai bên khoảng 1% số thai nhi trong quá trình mang thai. Siêu âm đường kính trước và đường kính sau bể thận thai nhi và tùy vào tuổi thai để chuẩn đoán giãn bể thận.
Khi có nghi ngờ về việc giãn bể thận ở thai nhi, bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu ngồi lại thêm 30 phút để đánh giá lại, sau 30 phút vì tình trạng giãn có thể chỉ thoáng qua. Đa số các trường hợp tình trạng này ổn định hoặc thậm chí thoái lui ở giai đoạn sơ sinh.
Có khoảng 20%, sau khi sinh phát hiện các bất thường như tắc nghẽn chỗ nối niệu quản bể thận hoặc hồi lưu bàng quang – niệu quản.
2. Nguyên nhân giãn bể thận ở thai nhi
Có nhiều nguyên nhân gây giãn bể thận ở thai nhi, nhưng đa số là không có nguyên nhân cụ thể. Về căn bản, có thể kể một số nguyên nhân như sau:
2.1 Giãn thận sinh lý
Tình trạng giãn thận chỉ là thoáng qua tại thời điểm siêu âm. Đa số các trường hợp giãn thận phát hiện từ thời kì bào thai là thuộc trường hợp này. Tình trạng giãn sẽ không tăng thêm hoặc dẫn cải thiện qua thời gian, có thể đến một vài năm sau khi trẻ sinh ra.
2.2 Giãn thận do tắc nghẽn niệu quản
Thông thường có 2 vị trí có thể tắc nghẽn trên đường tiết niệu:
- Vị trí thường gặp nhất là ở vị trí nối giữa bể thận và niệu quản, tỉ lệ gặp là 1/1000 trẻ.
- Vị trí niệu quản đổ vào bàng quang, tỉ lệ gặp khoảng 1/2500 trẻ.
2.3 Tắc nghẽn niệu đạo
Tắc nghẽn niệu đạo lâu ngày sẽ làm bàng quang căng, không co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài được, lâu dần ảnh hưởng đến niệu quản và bể thận.
2.4 Thận – niệu quản đôi
Bình thường mỗi người chỉ có 1 thận – 1 niệu quản ở 1 bên cơ thể, tuy nhiên, có khoảng 1% trong số tất cả mọi người có nhiều hơn 1 niệu quản xuất phát từ thận, trường hợp này gọi là thận – niệu quản đôi. Hầu hết đều không có triệu chứng gì và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Tuy nhiên tắc nghẽn của niệu quản và thận phụ (thông thường ở phía trên thận chính) có thẻ gặp ở 1/5000 trẻ. Siêu âm chẩn đoán trước sinh có thể thấy hình ảnh giãn 1 phần thận. Niệu quản phụ này thường bị tắc ở vị trí đổ lạc chỗ vào bàng quang, gây nên hình ảnh giãn niệu quản ngoằn ngoèo và túi phình chèn vào trong lòng bàng quang.
2.5 Thận đa nang
Thận đa nang có nguyên nhân do sự tắc nghẽn hoàn toàn của niệu quản từ thời kì bào thai, thận đa nang không thể bài tiết nước tiểu và không phát triển bình thường. Thông thường chỉ gặp ở 1 bên thận, và thận bên kia thường phát triển mạnh để bù trừ nên chức nặng thận tổng thể vẫn hoàn toàn bình thường.
2.6 Trào ngược bàng quang – niệu quản
Gặp ở 5 – 25% số trường hợp phát hiện giãn thận trước sinh, trào ngược bàng quang niệu quản là tình trạng nước tiểu có thể đi từ bàng quang lên niệu quản do mất cơ chế chống trào ngược của vị trí đổ của niệu quản vào bàng quang. Sự trào ngược kéo dài có thể làm giãn niệu quản, bể thận và làm cho trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cần phải dùng kháng sinh dự phòng trong vòng 1 năm đầu đời.
3. Giãn bể thận ở thai nhi có nguy hiểm không?
Giãn bể thận ở thai nhi nguy hiểm ra sao?
Hầu như khi nghe tới giãn bể thận thai nhi, các mẹ bầu sẽ nghĩ đó là một hiện tượng nguy hiểm nhưng sự thật là đa số trường hợp chỉ cần theo dõi bằng siêu âm trong suốt 40 tuần thai.
Mẹ cứ hãy vui vẻ tận hưởng niềm vui thai kỳ vì cơ bản quá trình mang thai, ngày dự sinh, phương pháp sinh sẽ không bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Các mẹ chỉ cần ghi nhớ tình trạng của con để thông báo cho bác sĩ siêu âm chẩn đoán trước sinh mỗi khi đi kiểm tra.
Sau khi bé được sinh ra, tại các bệnh viện phụ sản lớn, luôn luôn có các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh sẽ thăm khám cho bé, mục đích là để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh nếu có (như ẩn tinh hoàn, lỗ đái thấp, thoát vị bẹn…).
4. Cách chữa giãn bể thận ở thai nhi
Khi phát hiện thai nhi bị giãn bể thận tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ quyết định có thể phải điều trị kháng sinh dự phòng để đề phòng bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.
Trường hợp nặng có thể sau khi sinh trẻ sẽ cần phải phẫu thuật nếu có dấu hiệu rõ ràng của sự tắc nghẽn đường tiết niệu, siêu âm kiểm tra phát hiện tình trạng giãn thận nặng lên, kết hợp với các triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần.
Nếu thai nhi bị giãn bể thận thì mẹ bầu cần phải thăm khám theo dõi sức khỏe thường xuyên
Với trẻ bị thận đa nang, thận bên kia đa số bình thường nhưng gây chèn ép vào phổi hoặc đường tiêu hóa hoặc nghi ngờ phát triển thành khối u… có thể điều trị bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật khi trẻ còn quá nhỏ. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng thận trong vòng 6 tháng đến một năm và quyết định cắt bỏ khi thích hợp.
Điều quan trọng nhất là các mẹ bầu cần khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để sinh con suôn sẻ.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc bệnh giãn bể thận ở thai nhi có nguy hiểm không, từ đó có thể ổn định tâm lý và chăm sóc thai kỳ tốt nhất.