Tiêu điểm: Nhân Humanity

Điều cần biết về tình trạng bạch cầu tăng cao khi mang thai 

(VOH) – Bạch cầu tăng cao khi mang thai không phải tình trạng hiếm gặp. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng này và nó có nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé hay không?

Trong 9 tháng thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều biến đổi từ tinh thần cho đến thể chất sức khỏe, một trong những thay đổi khiến mẹ bầu lo lắng là vấn đề có liên quan đến huyết học, chẳng hạn như chứng bạch cầu tăng cao.

Chỉ số bạch cầu ở phụ nữ mang thai bao nhiêu là bình thường?

Bạch cầu là tế bào có chức năng như một phần của hệ thống miễn dịch cơ thể con người, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật. 

Thông thường, số lượng bạch cầu trung bình khoảng 7.000 bạch cầu/nm3 máu (thường sẽ dao động từ 4.000 – 10.000 bạch cầu/nm3). Nếu bạch cầu > 8.000 bạch cầu/ml là bạch cầu cao. Trên 100.000 bạch cầu/ml thì sẽ không gọi là bệnh bạch cầu tăng cao, mà phải nghĩ đến một bệnh lý khác, có thể là bệnh ung thư của hệ máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Đối với phụ nữ không mang thai, tổng số bạch cầu trung bình là từ 4.500 – 11.000/nm3. Khi mang thai, số lượng tối thiểu được duy trì là 6.000/nm3. Trong tam cá nguyệt thứ ba, chỉ số bạch cầu an toàn thường dao động khoảng 12.000 – 18.000/nm3.

dieu-can-biet-ve-tinh-trang-bach-cau-tang-cao-khi-mang-thai-voh

Khi mang thai số lượng tối thiểu bạch cầu được duy trì là 6.000/nm3 (Nguồn: Internet)

Mẹ bầu có thể gặp phải trường hợp bạch cầu tăng cao khi mang thai do hệ miễn dịch cơ thể tự điều chỉnh để phù hợp với thiên thần nhỏ đang phát triển bên trong và điều này sẽ không có gì bất thường, cũng không cần đến biện pháp cấp cứu.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị tăng bạch cầu trong máu khi mang thai kèm theo các triệu chứng như: sốt, tăng huyết áp, căng thẳng cấp tính hoặc có bất kỳ vấn đề nào khác (sụt cân bất thường, vết thương khó lành, cơ thể xuất hiện vết bầm tím, chảy máu cam bất thường,...) thì cần phải đến bác sĩ ngay lập tức, vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm.

Vì sao bạch cầu tăng cao khi mang thai?

Các nguyên nhân gây tăng bạch cầu khi mang thai ở phụ nữ thường không rõ ràng và chính sự không rõ ràng này sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau cho mẹ. Vì thế, mẹ bầu cần nên tránh một số yếu tố có thể kích thích bạch cầu trong máu tăng cao, bao gồm:

  • Nhiễm trùng

Bất kỳ hình thức nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm và gây nên các bệnh cảm lạnh thông thường đến nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cũng đều khiến chỉ số bạch cầu tăng cao khi mang thai. Vì thế, mẹ bầu nên thận trọng nhằm giữ an toàn cho bản thân bằng cách tăng cường bổ sung vitamin cần thiết, vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, nhiễm bệnh,... từ đó ngăn ngừa tình trạng bạch cầu tăng cao.

  • Viêm nhiễm

Các bệnh viêm và phản ứng dị ứng liên quan cũng sẽ dẫn đến tình trạng tăng chỉ số bạch cầu. Khi bị viêm hoặc phản ứng dị ứng, các tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến khu vực cần giúp đỡ và phát triển tại đó khiến cơ thể chưa kịp phản ứng lại, điều này sẽ khiến cho chỉ số bạch cầu bị tăng cao.

  • Căng thẳng

dieu-can-biet-ve-tinh-trang-bach-cau-tang-cao-khi-mang-thai-1-voh

Mẹ bầu thường bị căng thẳng cũng có thể khiến số lượng bạch cầu tăng cao (Nguồn: Internet)

Sự căng thẳng khi mang thai không chỉ do cảm xúc mà còn do thay đổi về thể chất. Căng thẳng khiến chỉ số bạch cầu tăng cao hơn tỷ lệ thông thường để bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, hạn chế căng thẳng sẽ góp phần kiểm soát chỉ số bạch cầu tốt hơn.

  • Bệnh bạch cầu hoặc các bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn như bệnh Crohn và Graves hoặc bệnh bạch cầu đều làm tăng các tế bào bạch cầu không chức năng. Không giống như các trường hợp khác, các tế bào này sẽ không làm gì cả mà chỉ tăng đến mức đáng báo động.

Bạch cầu tăng cao khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Chỉ số bạch cầu ở phụ nữ mang thai thường cao hơn lúc chưa mang thai nên mẹ bầu không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần theo dõi khi gặp phải hiện tượng này để tránh tình trạng nhiễm trùng máu, hoặc bị nhiễm độc thai nghén.

Tăng bạch cầu trong máu khi mang thai thai có thể gây sụt cân, mất nước, tiền sản giật và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra bệnh cao huyết áp, viêm thận, liệt nửa người,...

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, bạch cầu tăng cao có thể dẫn đến sinh non, em bé sinh ra kém phát triển, hệ miễn dịch yếu gây nên một số dị tật bẩm sinh.

Để tránh hiện tượng bạch cầu tăng cao khi mang thai, mẹ bầu hãy duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là nên bổ sung đạm bằng cách tăng cường rau xanh và các loại hoa quả. Ngoài ra, hãy khám thai định kỳ theo lịch hẹn để được theo dõi và có được sự tư vấn tốt nhất từ bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

  1. Trang hellobacsi.com
  2. Trang benhvienthucuc.vn

Bạch cầu tăng cao là bao nhiêu, có nguy hiểm không? : Bạch cầu là tế bào máu có màu trắng, có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng,... Vậy khi bạch cầu tăng cao thì có lợi hay có hại?

Hội chứng antiphospholipid là gì? Có nguy hiểm không? : Hội chứng antiphospholipid là một bệnh lý tự miễn, có thể gây sảy thai, thai chết lưu và những vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến sinh sản. Vậy hội chứng antiphospholipid là gì?

Bình luận