Ngày nay, hầu như gia đình nào cũng đều có một chiếc tủ lạnh dùng để bảo quản thức ăn còn sống hay đã nấu chín. Thế nhưng, chúng ta cũng biết rằng với những loại thực phẩm đã qua chế biến sẽ bị biến chất và môi trường trong tủ lạnh thì vẫn có một số loại vi khuẩn ưa lạnh phát triển.
1. Do vậy, thời gian bảo quản các loại thức ăn trong tủ lạnh dù sống hay chín cũng đều sẽ có giới hạn. Cụ thể:
1.1 Các loại chả, xúc xích, dăm bông
Nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh thường ở mức từ 4 đến 8 độ C, có thể làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Do đó, các loại thức ăn nhanh như giò, chả, xúc xích, dăm bông, thịt hun khói… đã qua chế biến có thể để trong tủ lạnh với thời gian từ 4 - 6 ngày. Nếu bảo quản thức ăn nấu chín trong ngăn đá có thể để được từ 8 - 10 ngày.
Và nếu qua mốc thời gian trên, bạn không dùng đến chúng thì hãy bỏ đi, vì nếu sử dụng lại các loại thực phẩm này có thể mang đến nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm: 6 tác hại khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đây là động lực để bạn nấu ăn tại nhà
1.2 Thịt kho, cá kho
Thực phẩm nên được đóng hộp khi cho vào tủ lạnh (Nguồn: Internet)
Các loại thịt đặc biệt là thịt kho, cá kho là những món nấu 2 lửa sẽ ngon hơn nên mọi người thường có thói quen kho qua một lần và để tủ lạnh, hôm sau kho lại.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với các món thịt kho, cá kho mốc thời gian để trong tủ lạnh an toàn là từ 1 - 2 ngày. Qua thời gian này, dù bạn chó đem nấu với lửa lần 2 cũng sẽ không đảm bảo an toàn và độ ngon.
Bên cạnh đó, các loại thịt bò, gà, heo đã nấu chín cũng chỉ bảo quản được trong tủ lạnh từ 1-2 ngày. Các loại bít tết, thịt quay để tủ lạnh được từ 3 – 5 ngày. Thịt muối để tủ lạnh 7 ngày. Hotdog để tủ lạnh được 1 tuần nếu đã mở gói, 2 tuần nếu chưa mở gói.
1.3 Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc bao gồm các loại ngô, đậu, điều… và những sản phẩm đã qua chế biến như: bánh mỳ, bánh ngọt, bánh chuối nướng, bánh pancake, bánh quy… đều là những món ăn rất quen của người Việt. Thời gian bảo quản các loại ngũ cốc này chỉ trong vòng 1 ngày. Sau thời gian này dù chúng chưa bị hỏng thì cũng sẽ không còn vị ngon.
1.4 Các sản phẩm từ sữa
Ở các chế phẩm từ sữa sẽ có những khoảng thời gian bảo quản riêng như:
- Các loại pho mát bào nhỏ có thể để trong tủ lạnh được 1 tháng.
- Các loại pho mát miếng cứng sẽ để tủ lạnh được 2 tuần.
- Các loại pho mát mềm, nếu đã mở gói để được 3 – 4 tuần, chưa mở gói để được 6 tháng
- Bơ có thể để trong tủ lạnh được 2 – 3 tháng. Để ngăn đá sẽ từ 6 – 9 tháng
- Sữa để tủ lạnh được 7 ngày.
Pho mát, bơ, sữa... sẽ có những mốc thời gian bảo quản khác nhau (Nguồn: Internet)
Bên cạnh đó, một số sản phẩm từ sữa được nhà sản xuất in rõ trên bao bì hạn sử dụng đối với trường hợp chưa mở lắp và đã mở lắp rất rõ ràng, thì bạn có thể căn cứ vào đó để bảo quản thức ăn tốt nhất.
2. Những nguyên tắc bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh bạn nên biết
Một số nguyên tắc bạn cần nên nhớ để giúp giữ đồ ăn được ngon và an toàn hơn khi sử dụng:
- Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh bằng ni lông, màng bọc thực phẩm hoặc dùng hộp để đựng, hạn chế càng ít không khí lọt vào càng tốt.
- Không để lẫn đồ chín với đồ sống để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.
- Chờ thức ăn nguội hoàn toàn mới để vào tủ lạnh.
- Nấu lại ngay thức ăn đã nấu chín khi lấy từ trong tủ lạnh ra.
- Tuân thủ đúng thời gian để tủ lạnh cho các loại thức ăn chín (tốt nhất chỉ nên để thức ăn chín trong tủ lạnh trong thời gian từ 5 – 6 tiếng).
- Không nên cất các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh vì các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư.
Hi vọng với những thông tin về cách bảo quản các loại thức ăn trong tủ lạnh trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết, hữu ích, từ đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe.