Giời leo là bệnh gì và điều trị thế nào cho nhanh khỏi?

(VOH) – Giời leo là một căn bệnh khá phổ biến mà có lẽ hầu như ai cũng đã từng mắc phải một lần trong đời. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa sớm sẽ gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe.

Bệnh giời leo (herpes zoster) là gì?

Giời leo là tên gọi dân gian thường dùng để chỉ các loại bệnh viêm da dị ứng bởi các axit photpho hữu cơ khi tiếp xúc với bọ giời hoặc các loại côn trùng có độc tính như kiến ba khoang, sâu ban miêu...

Trong đó, giời leo là một loại động vật thuộc ngành chân khớp, có hình dáng khá giống với con rết nhưng kích thước nhỏ hơn, chân cao hơn và di chuyển nhanh hơn, thường sống trong những góc khuất nơi gầm bàn, gầm ghế, gầm giường... Loài này thường hoạt động vào ban đêm và khi chúng bò lên da người sẽ tiết ra dịch axit photpho gây ra những vết phỏng da hay còn gọi là bệnh giời leo. 

Người bị bệnh giời leo sẽ thấy những vùng da bị tổn thương ngoằn ngoèo đau rát, thường gặp phổ biến nhất là vào những mùa gặt hoặc các thời điểm chuyển giao mùa, thời tiết có độ ẩm cao. 

gioi-leo-la-benh-gi-va-dieu-tri-the-nao-cho-nhanh-khoi-voh

Người bị giời leo thường sẽ ngứa và nổi mẩn đỏ ở một vị trí nào đó trên cơ thể (Nguồn: Internet)

Bệnh giời leo biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện đầu tiên của bệnh giời leo là người bệnh có cảm giác ngứa ở một vị trí nào đó trên cơ thể. Sau đó là những dấu hiệu cụ thể sau:

  • Trên da bắt đầu xuất hiện những vết mẩn dày rộp lên thành vảy trong khoảng 7 – 10 ngày. Kèm theo đó là cảm thấy ngứa rát, đau tức rất khó chịu.
  • Những mụn nước nhỏ li ti có thể nổi ở bất kỳ đâu trên cơ thể: đùi, lưng, chân, tay, môi, trán, cằm,…
  • Các mụn nước có thể bị vỡ ra và để lại sẹo.
  • Những triệu chứng khác có thể bao gồm: sốt, đau đầu, ớn lạnh và đau bụng.

Sự khác nhau giữa bệnh giời leo và bệnh zona thần kinh

Rất nhiều người thường bị nhầm lẫn bệnh giời leo và bệnh zona thần kinh là một vì chúng có những biểu hiện triệu chứng bên ngoài giống nhau. Tuy nhiên, thực tế đây là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau và nếu chú ý kỹ bạn hoàn toàn có thể phân biệt được:

  • Bệnh zona thần kinh: Là bệnh do virus với biểu hiện là những nốt mẩn đỏ giống với bệnh giời leo, nhưng chỉ xuất hiện chạy dọc dài theo dây thần kinh trên cơ thể như dọc hàm mặt lên mang tay, dọc cánh tay, dọc thân sườn... Đặc biệt, bệnh zona chỉ xuất hiện một bên cơ thể (bên phải hoặc bên trái).
  • Bệnh giời leo: Là bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra, có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhất là những vùng da hở. Một người có thể bị giời leo cùng một thời điểm ở nhiều vị trí khác nhau.

Bệnh giời leo có lây không?

Bệnh giời leo là một loại bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Bạn chỉ cần dùng tay sờ vào vùng da bị giời leo, tiếp đó sờ vào những vùng da khác là có thể làm cho bệnh bị lan ra nhiều hơn.

Do đó, khi bị bệnh giời leo, người bệnh tuyệt đối không nên sờ hoặc gãi dù cho có khó chịu, ngứa ngáy.

Ngoài ra, người bị giời leo cũng không nên sử dụng đồ dùng cá nhân với người khác. Nên để các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn gối, khăn mền... ở nơi riêng biệt.

Bị giời leo nên bôi thuốc gì?

Thông thường, căn bệnh này sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày. Đối với trường hợp mắc bệnh nặng, cần thời gian xử lý thì có thể sẽ mất từ 10 – 15 ngày để hoàn toàn hồi phục.

Điều trị bệnh giời leo cũng khá đơn giản, người bệnh có thể bôi thuốc bôi tại chỗ để làm dịu mát và chống viêm. Trong trường hợp xảy ra bội nhiễm, người bệnh cần phải được điều trị bằng các thuốc kháng sinh để rút ngắn thời gian trị bệnh.

gioi-leo-la-benh-gi-va-dieu-tri-the-nao-cho-nhanh-khoi-1-voh

Bệnh giời leo có thể điều trị bằng thuốc bôi hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Internet)

Những loại thuốc có thể sử dụng bao gồm:

  • Các loại thuốc, dung dịch có tác dụng làm mát, dịu da như dung dịch Jarish bôi, Dalibour, Methylen, Castellani...
  • Khi có nhiễm khuẩn nên dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh như Samicason, Begenderm,…
  • Vết thương ít có dịch mủ có thể sử dụng hồ nước hoặc hồ Tetra Prednisolon.
  • Tổn thương có mủ trắng phải uống thêm Amoxicilin hoặc Erythromycin.
  • Những vùng da tổn thương khô có thể bôi một trong các chế phẩm nhóm steroid như Pesancort, Flucinar, Gentrison, Diproson, Fobancort...
  • Để giảm phù nề, ngứa rát có thể dùng thuốc kháng histamin như Cetirizin, Loratadin, Phenergan.
  • Thuốc giảm đau có thể dùng Paracetamol, hỗn hợp thần kinh

Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn điều trị hợp lý, tránh tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Mắc bệnh giời leo nên kiêng gì?

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh giời leo, người bệnh nên tránh một số loại thực phẩm sau đây để cơ thể nhanh chóng hồi phục:

  • Thực phẩm giàu axit amin Arginine: Bao gồm các loại đậu và hạt, chocolate, yến mạch, mầm lúa mì, dừa, bột mì,...Vì những thực phẩm này có xu hướng làm bệnh càng thêm nặng hơn, nhất là trong thời kỳ khởi phát.
  • Đường: Đường làm giảm hoạt động của các tế bào bạch cầu, làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, trong thời gian điều trị người bệnh nên hạn chế ăn đường và các loại đồ ăn ngọt khác.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Những thực phẩm này thường chứa rất ít vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng lại chứa nhiều chất béo, thậm chí chất bảo quản, không hề tốt cho sức khỏe.

Khi phát hiện mắc bệnh giời leo, người bệnh nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, “thời gian vàng” để điều trị là trong vòng 48 giờ kể từ khi da bắt đầu xuất hiện những tổn thương. Càng kéo dài thời gian sẽ càng khiến bệnh nghiêm trọng hơn, dẫn đến quá trình điều trị và phục hồi cũng sẽ lâu hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Trang marrybaby.vn
  2. Trang caodangyduocsaigon.com
  3. Trang eva.vn
Zona thần kinh có lây không? : Zona thần kinh là căn bệnh thường xuất hiện ở những người đã từng mắc bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh, vậy bệnh zona thần kinh có lây không?
Bị thủy đậu rồi có bị lại không? : Dù chưa hay đã từng bị thủy đậu thì câu hỏi mà không ít người luôn thắc mắc là “bệnh thủy đậu có tái phát lần 2” hay không? 
Bình luận