Hạnh nhân đắng nên ăn chín để tránh ngộ độc

(VOH) - Hạnh nhân chính là hạt khô của trái mơ, trái hạnh đào. Hạnh nhân còn có tên là ô mai, hạnh, khổ hạnh nhân, bắc hạnh nhân, nam hạnh nhân và quang hạnh nhân.

Hạnh nhân rất bổ dưỡng, trong y học cổ truyền còn có tác dụng giúp nhuận tràng, giảm ho.

Các bác sĩ đông y cho biết, hạnh nhân được chia thành “hạt hạnh nhân” và “hạnh nhân”; sau đó hạnh nhân lại tiếp tục được chia thành “nam hạnh nhân” và “bắc hạnh nhân”.

Trong đó, bắc hạnh nhân chủ yếu được đông y dùng làm dược liệu, hơi độc không ăn sống được.

Lợi ích sức khỏe của hạnh nhân rất nhiều nhưng nó lại có độc tính nhất định, nếu ăn sống có thể bị ngộ độc
Lợi ích sức khỏe của hạnh nhân rất nhiều nhưng nó lại có độc tính nhất định, nếu ăn sống có thể bị ngộ độc - Ảnh: TVBS

Hạnh nhân siêu giàu dinh dưỡng

Zhang Hongming, một bác sĩ đông y người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, hạnh nhân rất giàu giá trị dinh dưỡng và chứa axit béo không bão hòa đơn, protein, chất xơ, vitamin E và các khoáng chất khác nhau.

Nó có thể chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa và các axit béo không bão hòa đơn có thể làm giảm mỡ máu (lipid máu) và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, do hàm lượng chất béo cao nên ăn nhiều sẽ dễ gây béo phì, tăng cân, vì vậy mọi người chỉ nên ăn 5-6 hạt/ngày.

Hạnh nhân có 2 tác dụng chính: nhuận tràng và giảm ho

Bác sĩ Zhang Hongming cho biết, theo sử dụng của y học cổ truyền, hạnh nhân có vị đắng và hơi ấm, có thể dùng để giảm ho và hen suyễn; giúp nhuận tràng, làm cho ruột trở nên trơn ướt, hỗ trợ tiêu hóa giúp thải phân ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn, giảm táo bón hiệu quả.

Do hạnh nhân chứa nhiều dầu và có đặc tính cấp ẩm, dưỡng ẩm tuyệt vời nên có thể giúp nhuận tràng và chữa trị táo bón.

Có một bài thuốc đông y hay thường dùng để chữa táo bón thông thường gọi là “ngũ nhân hoàn”, trong bài thuốc này có dùng hạnh nhân.

Ngoài ra, hạnh nhân còn có tác dụng hạ phế khí và bổ phổi nên rất nhiều bài thuốc giảm ho, hen suyễn của đông y đều có sử dụng hạnh nhân.

Có hai loại hạnh nhân: “hạt hạnh nhân” và “ hạnh nhân”

Bác sĩ Zhang Hongming cho biết thêm, hạnh nhân chủ yếu được chia thành hai loại là “hạt hạnh nhân” và “hạnh nhân”.

Loại hạnh nhân thường được thêm vào bánh mì, bọc trong socola, hoặc chế biến sữa hạnh nhân rất phổ biến được nhiều người ưa thích uống, nó được lấy từ hạt của cây hạnh đào (cũng gọi là cây biển đào), được gọi là “hạt hạnh nhân”, hay nhiều người còn gọi là hạt cây hạnh đào, thuộc loại hạt khô (hạt dinh dưỡng).

Loại hạnh nhân còn lại thì được lấy từ hạt của cây mơ, cũng được gọi là hạnh nhân, trong đông y có công dụng bổ phổi, nhuận tràng, làm đẹp da...

Riêng loại hạnh nhân này tiếp tục được chia thành “nam hạnh nhân” và “bắc hạnh nhân”.

Nam hạnh nhân: sử dụng để làm bánh, sữa hoặc nhiều món ăn hấp dẫn khá. Bắc hạnh nhân: trong đông y sử dụng chữa ho, nhuận tràng, bổ phổi 
Nam hạnh nhân: sử dụng để làm bánh, sữa hoặc nhiều món ăn hấp dẫn khá. Bắc hạnh nhân: trong đông y sử dụng chữa ho, nhuận tràng, bổ phổi  - Ảnh: TVBS

Hạnh nhân đắng nên ăn chín để tránh ngộ độc

Bác sĩ Zhang Hongming cho biết, nam hạnh nhân còn được gọi là “hạnh nhân ngọt”, có vị hơi ngọt, hầu hết trà làm từ bột hạnh nhân hoặc làm đậu hủ hạnh nhân đều được làm từ hạnh nhân ngọt này, làm ra thành phẩm có hương vị rất thơm ngon.

Nam hạnh nhân có hàm lượng amygdalin thấp, không đủ để gây hại cho sức khỏe người dùng (trừ khi mọi người ăn quá nhiều) nên có thể ăn an toàn nếu nó đã được chế biến qua.

Riêng bắc hạnh nhân còn được gọi là “hạnh nhân đắng”, có vị đắng, không ăn sống, thường được dùng trong đông y, có tác dụng giảm ho, nhuận tràng rất tốt.

Đặc biệt lưu ý rằng, hạnh nhân sống, đặc biệt là bắc hạnh nhân, có hàm lượng amygdalin cao, ăn quá nhiều hạnh nhân sống có thể gây ra các phản ứng ngộ độc như đánh trống ngực, nôn mửa và chóng mặt…gây hại cho sức khỏe.

Mọi người nên chế biến hoặc xử lý nhiệt hạnh nhân để loại bỏ độc tính trước khi sử dụng chúng, có như vậy mới bảo đảm an toàn sử dụng.