Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Làm cách nào giúp giảm đau tầng sinh môn sau sinh?

(VOH) – Cắt tầng sinh môn luôn là nỗi lo sợ của các mẹ bầu khi sinh, bởi những cơn đau mà nó mang lại là vô cùng khó chịu. Vậy có cách nào để giúp giảm đau tầng sinh môn sau sinh hay không?

Cắt tầng sinh môn thường xảy ra khi phụ nữ sinh con bằng phương pháp sinh thường nhằm nới rộng đường ra cho thai nhi. Sau khi sinh xong, sản phụ sẽ được áp dụng biện pháp gọi là may tầng sinh môn và sau khi tầng sinh môn được khâu lại thì sản phụ sẽ trải qua cảm giác đau, khó chịu khi sinh hoạt, hoặc đi tiểu tiện hay đại tiện. Do đó, rất nhiều chị em đều muốn biết làm thế nào để giảm bớt những cơn đau tầng sinh môn ngoài việc phải uống thuốc giảm đau. 

Làm cách nào để giảm đau tầng sinh môn sau khi sinh?

Theo Bác sĩ CKII Bùi Thanh Vân (khoa Sản phụ khoa, BV Từ Dũ), nếu phụ nữ trong quá trình sinh có sử dụng phương pháp “đẻ không đau” thì trong suốt cuộc may tầng sinh môn chị em cũng sẽ không bị đau tầng sinh môn, bởi vì loại thuốc tê được dùng trong phương pháp “đẻ không đau” sẽ phong bế cả vùng bụng, vùng âm hộ và tầng sinh môn, cho nên sản phụ sẽ không có cảm giác đau. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì các chị em sẽ cảm nhận được cơn đau trong vòng khoảng 1 – 2 tuần đầu sau khi may tầng sinh môn. 

Để giảm đau tầng sinh môn sau sinh, ngoài việc sử dụng thuốc trong cuộc sinh thì sau sinh các chị em có thể đặt thuốc ở vùng hậu môn để giảm đau hoặc có thể sử dụng thuốc uống để giảm đau. 

lam-cach-nao-giup-giam-dau-tang-sinh-mon-voh

Vị trí cắt tầng sinh môn là yếu tố giúp giảm đau tầng sinh môn sau sinh (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, vị trí và thời điểm cắt một cũng là những yếu tố giúp giảm đau tầng sinh môn sau sinh, bởi sẽ có những vị trí và thời điểm có thể ít gây đau hơn cho sản phụ. 

Thông thường, nếu một người sản phụ rặn thật nhiều trong khi sinh thì tầng sinh môn giãn nở tốt hơn và khi nó giãn nở tốt phần thịt ở vùng này sẽ rất mỏng, do đó khi cắt tầng sinh môn phần tổn thương cũng sẽ ít hơn. Nếu cắt tầng sinh môn quá sớm, vùng thịt tầng sinh môn vẫn còn dày thì sẽ khiến sản phụ bị chảy nhiều máu và có cảm giác đau hơn. 

Ngoài ra, lựa chọn vị trí cắt tầng sinh môn cũng vô cùng quan trọng. Bác sĩ Vân cho biết, phần thịt ở đường giữa tầng sinh môn (tức là vị trí khoảng 6 giờ) thường sẽ mỏng hơn phần thịt ở 2 bên, cho nên nếu cắt ở vị trí này thì sản phụ sẽ ít bị đau.

Tuy nhiên, cắt tầng sinh môn ở vị trí đường giữa thường chỉ thực hiện ở những phụ nữ sinh con nhỏ hoặc sinh con lần thứ 2, thứ 3 trở đi. Những phụ nữ sinh con lần đầu thường sẽ được cắt tầng sinh môn theo đường chéo, nhằm tránh tình trạng rách trực tràng.

Bạn có thể nghe lại câu trả lời của bác sĩ tại audio dưới đây:

 
Bình luận