Chờ...

Lịch uống Vitamin A liều cao năm 2022 ngày nào, ở đâu?

(VOH) - Trung tâm kiểm soát Bệnh tật (HCDC) cho biết sẽ tổ chức cho trẻ uống miễn phí vitamin A liều cao từ ngày 30/5/2022.

Các địa điểm uống vitamin A miễn phí tại các các phòng khám của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố theo địa chỉ:

Phòng khám 699 Trần Hưng Đạo, phường 1 quận 5

Phòng khám 180 Lê Văn Sỹ , phường 10, quận Phú Nhuận

Phòng khám 957 đường 3 tháng 2 , phường 7, quận 11.

Thời gian uống ừ ngày 30/05/2022 đến 03/06/2022

Sáng từ 7g30 - 11 g 30   -  Chiều từ 13g00 – 16g00

Tổ chức cho trẻ uống miễn phí vitamin A liều cao từ ngày 30/5/2022 1
Ảnh minh họa: TTO

BS Phạm Ngọc Oanh – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) khuyến cáo, để phòng ngừa thiếu vitamin A cần thực hiện các biện pháp sau:

Ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn các thực phẩm giàu giàu vitamin A cho bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A có nguồn gốc từ động vật như gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát,… dễ hấp thu. Thực phẩm chứa nhiều caroten (tiền vitamin A) có nguồn gốc từ thực vật như các loại rau có màu xanh đậm (rau muống, rau ngót, rau dền…) hoặc củ quả có màu vàng cam đậm (bí đỏ, cà rốt, xoài chín, gấc…).

Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý.

Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, thêm mỡ hoặc dầu để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D.

Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.

Bên cạnh chế độ ăn, bổ sung vitamin A liều cao định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ là giải pháp hiệu quả góp phần phòng chống thiếu vitamin A. Mỗi liều dự phòng có thể bảo vệ trẻ trong thời gian từ 4 – 6 tháng.

 Vì vậy, từ ngày 01 tháng 6 năm 2022, hãy cho trẻ 6 – 36 tháng tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã/phường. Ngoài ra, bà mẹ trong vòng 1 tháng sau sinh cũng được bổ sung vitamin A liều cao tại bệnh viện.

Vitamin A cần cho cơ thể nhưng lại không thể tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài vào qua thức ăn hoặc thuốc. Vậy nên nguyên nhân chính gây thiếu hụt vitamin A là do khẩu phần ăn thiếu thực phẩm giàu vitamin A và caroten (tiền vitamin A). Và vitamin A muốn hấp thu vào cơ thể cần phải có chất béo. Vì vậy, chế độ ăn ít hoặc không có dầu mỡ sẽ làm giảm hấp thu vitamin A. Trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A. Nhiễm ký sinh trùng (đặc biệt là giun đũa) và các bệnh nhiễm khuẩn (sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp) cũng có liên quan tới thiếu vitamin A.