Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Ngáp nhiều chảy nước mắt là do đâu?

( VOH ) - Ngáp nhiều không chỉ là vấn đề của mất ngủ mà nó còn do nhiều nguyên nhân khác. Vậy đằng sau những cái ngáp ấy cho thấy điều gì?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ! Tôi rất hay bị ngáp, ngáp đến nỗi chảy cả nước mắt mặc dù tôi đã uống đủ nước. Tôi muốn hỏi bác sĩ hiện tượng này của tôi là do đâu và giải pháp xử lý ra sao?

Dưới đây là giải đáp của PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM):

Chào anh!

Hiện tượng ngáp nhiều của anh có thể là do những nguyên nhân sau đây:

ngap-nhieu-chay-nuoc-mat-la-do-dau

Ngáp nhiều là dấu hiệu cảnh báo sự thiếu hụt nước trong cơ thể (Nguồn: Internet)

  • Do thiếu nước: Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây ngáp phổ biến. Như anh chia sẻ thì anh đã uống đủ nước nhưng tôi không biết rõ là anh uống mỗi ngày bao nhiêu nên tôi khuyên anh hãy xem lại mình đã uống đủ nước hay chưa, lao động có ra nhiều mồ hôi hay không.
  • Do thiếu oxy: Anh cũng cần xem nơi làm việc của mình có phải là phòng kín hay không, có nhiều người hay không. Bởi trong môi trường kín mà có nhiều người thì khí cacbonic sẽ nhiều hơn khí oxy. Hiện tượng ngáp xuất hiện để anh hít thở oxy. Vì vậy, sau khoảng thời gian làm việc anh nên đi ra ngoài thư giãn một chút hoặc có thể mở cửa sổ để khí oxy bên ngoài vào. Hoặc anh cũng có thể lên các tầng cao để hít thở không khí trong lành hơn, tránh hít không khí ô nhiễm.
  • Do bệnh lý dạ dày: Khi cơ hoành bị kích thích, tạo nên một áp suất trên phổi sẽ sinh ra phản ứng ngáp để giúp chúng ta hít thở sâu và cân bằng co thắt cơ hoành. Nếu anh bị viêm dạ dày hoặc nuốt hơi quá nhiều vào trong dạ dày đều sẽ ảnh hưởng đến cơ hoành và tạo ra phản ứng ngáp.

Như vậy, ngáp nhiều là dấu hiệu cho thấy anh đang bị rối loạn chuyển hóa, thiếu oxy trong các tế bào. Biện pháp để giúp anh khắc phục hiện tượng này là tập luyện thể dục thể thao điều độ cho cơ lực hoạt động, giúp cơ hoành hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, anh cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt thật khoa học, tránh bị stress thường xuyên.

Bạn có thể nghe lại chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

 
Bình luận