Nhiều phương pháp mới trong điều trị ung thư

(VOH) - Sáng 6/12, Hội thảo phòng, chống ung thư thường niên TP.HCM lần thứ 21 năm 2018 diễn ra với 115 bài báo cáo chuyên sâu, cập nhật những tiến bộ mới nhất trong chẩn đoán, điều trị ung thư.

Trong đó tiêu biểu là các báo cáo chuyên đề về vấn đề liệu pháp miễn dịch như “Ức chế chốt kiểm trong liệu pháp miễn dịch ung thư” của Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, “Liệu pháp miễn dịch trong ung thư phổi không tế bào nhỏ: Tối ưu hóa điều trị cho bệnh nhân của bạn ngay bây giờ”, “Vai trò của dấu ấn sinh học trong hướng dẫn quyết định lâm sàng cho liệu pháp miễn dịch”…

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP phát biểu tại hội thảo

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP phát biểu tại hội thảo

Theo các chuyên gia, dù có nhiều tiến bộ trong công tác phòng chống ung thư, chẩn đoán và điều trị nhưng tỉ lệ mắc mới ung thư và tỉ lệ tử vong do ung thư vẫn tiếp tục gia tăng. Số liệu mới nhất được công bố năm 2018, theo Tổ chức Ghi nhận Ung thư toàn cầu, ước tính có 18,1 triệu ca mới và 9,6 triệu trường hợp  tử vong so với 14 triệu ca mới và 8,2 triệu ca tử vong năm 2012.

Theo dự đoán đến 2025, sẽ tăng lên 19,3 triệu ca mới. Riêng tại Bệnh viện Ung bướu TP, TS.BS Phạm Xuân Dũng -  Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP cho biết, số lượng bệnh nhân ung thư tới điều trị hằng năm tăng khoảng 10%.

Đặc biệt từ tháng 11/2017 đến tháng 11/2018 bệnh viện tiếp nhận điều trị cho khoảng 30 ngàn trường hợp mắc mới, chiếm gần 70% các trường hợp đến khám tại bệnh viện.

Cuối tháng 12/2018, sẽ triển khai tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five - Vắc-xin 5 trong 1 ComBE Five thay thế vắc-xin Quinvaxem sẽ được triển khai đại trà trên toàn quốc từ cuối tháng 12/2018.
Những phản ứng phụ thường gặp khi tiêm chủng vắc-xin cho trẻ - Đa số trẻ sau khi tiêm chủng vắc-xin sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ. Vậy các phản ứng phụ thường gặp ở trẻ sau khi tiêm ngừa vắc-xin là gì và có nguy hiểm không?